Hoạt động | Thời gian | ||||
Tuần I (Từ ngày 04/1-08/01) |
Tuần II (Từ ngày 11/01-15/01) |
Tuần III (Từ ngày 18/01-22/01) |
Tuần IV (Từ ngày 25/01-29/01) |
||
Đón trẻ |
* Đón trẻ: - Cô đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ chào cô chào bố mẹ và trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ, học tập của trẻ ở lớp. - Nghe một số bài hát chào mừng ngày tết nguyên đán. - Rèn cho trẻ nếp chào, tạm biệt, cảm ơn, vâng ạ khi gặp người lớn, bạn bè (MT40). + Biết cảm ơn khi được giúp đỡ, cho quà. + Chào hỏi xưng hô lễ phép với người lớn. - Thực hiện một số yêu cầu của người lớn: (MT43). + Thể hiện sự thân thiết với cô giáo và các bạn. + Thể hiện tình yêu thương với cô giáo, các bạn - Xem tranh ảnh về trang phục mặc mùa đông: Quần , áo khoác, mũ, tất.. + Rèn cho trẻ kỹ năng: Gấp quần áo, rót nước - Trò chuyện với trẻ các loại rau, củ, quả quen thuộc và lợi ích của các loại rau, củ, quả… |
||||
Thể dục sáng |
* Tập các động tác phát triển nhóm cơ và hô hấp qua bài bài thể dục sáng kết hợp với nhạc chung của nhà trường: Hô hấp: Tập thổi nơ. + Đầu: Hai tay chống hông, nghiêng đầu bên trái phải, phía trước sau. + Tay : Hai tay đưa lên cao, hạ xuống. + Bụng: Quay người sang hai bên phải, trái. + Chân: Đứng nhún chân. + Bật: Bật tại chỗ + Điều hòa: Hai tay lên cao xuống dưới hít thở đều. - Chơi trò chơi: Dung dăng dung dẻ. |
||||
Trò chuyện |
* Trò chuyện: - Trò chuyện với trẻ về một số cây xanh, hoa + Cho trẻ xem một số hình ảnh về cây xanh, hoa, lá -> Cho trẻ dùng lá khô, hoa để trang trí lớp. + Giáo dục trẻ biết giữ gìn môi trường sạch sẽ, bảo vệ cây xanh - Trò chuyện với trẻ về các loại rau, củ, quả - Trò chuyện về thời tiết mùa đông, cách ăn mặc phù hợp với thời tiết mùa đông. - Trò chuyện với trẻ để trẻ biết được ý nghĩa của ngày tết cổ truyền, ngày lễ hội mùa xuân. Biết một số món ăn trong ngày tết và một số lễ hội, phong tục địa phương. Một số hoạt động của con người trong mùa xuân. - Trò chuyện với trẻ về tên, đặc điểm nổi bật , công dụng và cách sử dụng của phương tiện giao thông gần gũi. - Trò chuyện với trẻ biết tránh một số vật dụng, nơi nguy hiểm (bếp đang đun, phích nước nóng, xô nước, giếng),...khi được nhắc nhở (MT13). - Biết và tránh một số hành động nguy hiểm (leo trèo lên lan can, chơi nghịch các vật sắc nhọn,...) khi được nhắc nhở (MT14). |
||||
Hoạt động học | Thứ 2 |
Vận động - VĐCB: Đi bước vào các ô. - Trò chơi: Chiếc dù kì diệu |
Vận động - VĐCB: Bò chui qua cổng (Lần 1). - Trò chơi: Ai đi nhẹ hơn. |
Vận động - VĐCB: Ném bóng về phía trước 1 tay (Lần 1). - Trò chơi: Qua suối hái hoa. |
Vận động - VĐCB: Đá bóng về phía trước. - Trò chơi: Bóng tròn to. |
Thứ 3 | Nhận biết - Xe đạp con. |
Nhận biết - Ô tô con. |
Nhận biết - Những chiếc lá xinh |
Nhận biết - Quả cam. |
|
Thứ 4 | Thơ - Xe đạp (Tác giả: Phương Nam). |
Truyện - Vì sao thỏ cụt đuôi (Sưu tầm). |
Truyện - Cây táo (Sưu tầm). |
Thơ - Quả thị (Tác giả: Thanh Thảo). |
|
Thứ 5 | Âm nhạc - NDTT: DH: Đi xe đạp (Sáng tác: Đoàn Ngô Tĩnh). - NDKH: TC: Nghe âm thanh to- nhỏ. |
Âm nhạc - NDTT: VĐTN: Em tập lái ô tô. - NDKH: TC: Chiếc túi kỳ diệu. |
Âm nhạc - NDTT: NH: Hoa bé ngoan (Sáng tác: Hoàng Văn Yến). - TC: Nghe âm thanh 2 nhạc cụ khác nhau. |
Âm nhạc - NDTT:NH: Bầu bí thương nhau (Sáng tác: Kim Bảo). - TC: Nghe âm thanh to nhỏ |
|
Thứ 6 | Tạo hình - Dán lá vàng ( Vở bé tập tạo hình- Trang 4) |
Tạo hình - Xâu hoa màu đỏ. |
Tạo hình - Tô màu lá cây (Vở bé tập tạo hình- Trang 9). |
Tạo hình - Xếp ngôi nhà màu vàng. |
|
Hoạt động ngoài trời |
* Hoạt động có chủ đích: - Quan sát lá cây trên sân trường. - Quan sát 1 số loại phương tiện giao thông: xe đạp, xe ô tô… - Quan sát về thời tiết mùa đông - Quan sát và trò chuyện, tìm hiểu về: Tên gọi, đặc điểm nổi bật của 1 số loại cây, hoa, quả, rau, con vật...quen thuộc. - Quan sát tìm hiểu về tên gọi,đặc điểm nổi bật cây,hoa,quả,rau,con vật… quen thuộc. - Giao lưu các văn nghệ với các bạn lớp D1, C3 - Giao lưu trò chơi dân gian với lớp D1 - Giao lưu trò chơi vận động với lớp D1 - Cho trẻ tập phân loại rác. * TCVĐ: Bọ dừa, ai đi nhẹ hơn, qua suối hái hoa, bóng tròn to. * Chơi tự do theo ý thích, chơi với đồ chơi các cô đã chuẩn bị sẵn như: Bóng nhựa, bóng bay,vợt nhựa, rổ nhựa,… * Lao động vệ sinh cùng cô: Chăm sóc cây, nhặt rác, ngắt lá vàng |
||||
Hoạt động góc | - Cho trẻ làm quen với các góc chơi, vị trí các đồ dùng trong góc chơi, thỏa thuận với các quy định chơi của từng góc chơi. - Hướng dẫn trẻ biết thao tác vai chơi, nhập đúng vai, hợp tác, giao lưu với các bạn khi cần. * Tuần 1: Góc trọng tâm – Góc âm nhạc: - TBBS: + Đàn nhạc bài hát: Bầu bí thương nhau, hoa bé ngoan, đi xe đạp, em tập lái ô tô + Dụng cụ âm nhạc: Xắc xô, mõ dừa, míc, hộp âm thanh, đàn.. - KN: Trẻ biết múa hát các bài hát vui vẻ, tự nhiên. Biết chơi các dụng cụ âm nhạc. * Tuần 2: Góc trọng tâm – Góc thực hành cuộc sống: - Chuyển vật thể một tay, Rót khô từ nồi sang hai cốc giống nhau + TBBS: Bộ xâu các loại quả, xâu dây( xanh, đỏ, vàng), các ngôi nhà rỗng( mái nhà, thân nhà,bảng dạ), bộ kẹp kí hiệu, ấm nước ( cốc), quần áo... + KN: Trẻ biết xâu dây qua các quả, trẻ biết gắn mái nhà thân nhà tạo thành ngôi nhà, dùng kẹp gỗ kẹp đúng kí hiệu, biết rót nước vào cốc và uống, biết gấp quần áo... * Tuần 3: Góc trọng tâm – Góc sách vận động: + TBBS: Bóng, vợt, hộp thả bóng to- nhỏ, giấy . Hình ảnh các trò chơi dân gian: Kéo cưa lừa xẻ, mèo đuổi chuột, chi chi chành chành,… + KN: Trẻ biết đánh bóng, biết thả bóng to- nhỏ vào hộp, biết vo giấy, vò giấy tự do. + Trẻ chơi theo ý thích các trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ, mèo đuổi chuột, chi chi chành chành,… + Trẻ tập các vận động: Đi bước qua các ô, bò chui qua cổng, ném bóng về phía trước 1 tay, đá bóng phía trước. * Tuần 4: Góc trọng tâm – Góc sách của bé: - Tranh và tên tranh. - Xem sách tranh ảnh về 1 số phương tiện giao thông: xe đạp, xe ô tô… - Xem tranh về các loại quả: cam, bưởi… + Xem tranh thơ, truyện: Cây táo, Quả thị, xe đạp… + TBBS: Tranh ảnh về quả cam, bưởi, Tranh thơ: xe đạp, quả thị. Truyện: Cây táo, vì sao thỏ cụt đuôi + KN: Trẻ biết xem tranh ảnh, biết gọi tên 1 số loại quả quen thuộc, gọi tên được 1 số nhân vật trong truyện.... - Thực hiện được nhiệm vụ gồm 2-3 hành động. Ví dụ: Cháu cất đồ chơi lên giá rồi đi rửa tay,...(MT26). |
||||
Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh | Tập cho trẻ một số thói quen tốt trong ăn uống, ngủ, vệ sinh cá nhân: + Mời cô, mời bạn khi ăn và ăn phải biết nhai cơm, động viên trẻ ăn hết suất, không bỏ thức ăn. + Không đùa nghịch làm rơi vãi thức ăn, ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. + Đi vệ sinh đúng nơi quy định. + Hướng dẫn trẻ biết lấy ghế khi ngồi vào bàn ăn. Hướng dẫn trẻ tự cởi và mặc áo. - Cho trẻ nghe một số bài hát ru, nhạc không lời. |
||||
Hoạt động chiều | - Hát 1 số bài hát có trong chủ đề: Mây và gió, Bầu bí thương nhau, Hoa bé ngoan, Sắp đến tết rồi. - Thơ: xe đạp, quả thị. Truyện: Cây táo, Vì sao thỏ cụt đuôi - Chơi các trò chơi dân gian: Nu na nu nống, kéo cưa lừa xẻ, Chi chi chành chành - Chơi theo ý thích: Xem sách, xâu vòng, chơi đồ chơi lắp ghép, xếp hình. - Nói được tên và một vài đặc điểm nổi bật của một số bộ phận trên cơ thể, đồ vật, hoa, quả,con vật quen thuộc. - Học cách Sử dụng “Hộp thú vị” |
||||
Thứ 6 hàng tuần tổ chức biểu diễn văn nghệ, nêu gương bé ngoan. | |||||
Chủ đề - chủ đề sự kiện | Xe đạp | Ô tô |
Những chiếc lá |
Quả cam – quả bưởi | |
Đánh giá kết quả thực hiện |
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn