Kế hoạch giáo dục tháng 1/2021 lớp A1

Thứ hai - 04/01/2021 08:00
Tết đang vào nhà
Tết đang vào nhà
Hoạt động Thời gian
Tuần I
( Từ ngày
04/01-08/01)
Tuần II
( Từ ngày
11/01-15/01)
Tuần III
( Từ ngày
18/01-22/01)
Tuần IV
( Từ ngày
25/01-29/01)
 Đón trẻ









Thể dục sáng
* Đón trẻ:
- Cô ân cần, niềm nở đón trẻ vào lớp.
- Nhắc trẻ cách sử dụng một số từ chào hỏi lễ phép phù hợp với tình huống.
- Nhắc trẻ tự cất ba lô, giầy dép đúng ký hiệu của trẻ.
- Cho trẻ tự cởi và cài khuy áo to, kéo khóa áo, gấp áo để gọn gàng.
- Cho trẻ chơi tư do với đồ chơi trong lớp.
- Cho trẻ nghe băng đài các bài hát về chủ đề thực vật .
- Cho trẻ xem tranh truyện về cây, hoa, quả.
- Trò chuyện về cách chăm sóc, bảo vệ cây xanh
* Tập các động tác phát triên nhóm cơ và hô hấp qua bài bài thể dục sáng kết hợp với nhạc chung của nhà trường:
+ Hô hấp: Gà gáy, thổi nơ
+ Tay: Tay đưa ra trước, gập trước ngực
+ Chân: Đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa về phía sau
+ Bụng:  Nghiêng người sang 2 bên kết hợp tay  chống hông chân bước sang phải, sang trái
+ Bật: Bật tách khép chân
Trò chuyện - Trò chuyện về  không khí
+ Không khí quan trọng với con người, con vật như thế nào?
+ Ở trường, ở lớp con làm gì giúp không khí trong sạch?
+ Ở nhà trồng cây, chăm sóc cây để giúp làm sạch không khí
=> Giáo dục trẻ vệ sinh môi trường ở nhà, ở trường, trồng cây xanh làm không khí trong lành
- Trò chuyện về màu sắc:
+ Một số ứng dụng của màu sắc trong cuộc sống?
+ Những màu cơ bản?
+ Cách tạo ra màu sắc khác nhau từ những màu cơ bản?
- Cô trò chuyện về quá trình phát triển của cây:
+ Các điều kiện sống của cây?
+ Các cách để tạo ra cây mới?
+ Tác dụng của cây xanh đối với đời sống con người?
=> Giáo dục trẻ: Biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
- Trò chuyện về các loại quả:(MT57)
+  Trò chuyện với trẻ về một số đặc điểm, màu sắc của các loại quả(vỏ nhẵn, sần, quả một hạt, quả nhiều hạt…)
+ Trẻ phân biệt được một số loại quả vỏ nhẵn, vỏ sần, quả một hạt, quả nhiều hạt, màu sắc đặc điểm của các loại quả bằng các giác quan. (MT 25)
+ Khi ăn các loại quả này con ăn như thế nào?
+ Khi ăn xong các con phải làm gì?
-> Giáo dục trẻ biết ơn các bác nông dân đã trồng những cây ăn quả.
- Cho trẻ xem video một danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử của quê hương, đất nước
 -> Kể tên và nêu một vài nét đặc trưng của danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử của quê hương, đất nước.(MT41)
Hoạt động học Thứ 2 Âm nhạc:
+NDTT: Dạy hát: em yêu cây xanh
+ NDKH:Trò chơi âm nhạc: Nghe giai điệu đoán tên bài hát.(MT 100)
 
Văn học: Truyện: Sự tích cây vú sữa(trẻ chưa biết)
 (MT 67)

 
Âm nhạc:
+NDTT: Dạy vđ: Vỗ tay theo tiết tấu nhanh bài hát: Sắp đến tết rồi
+ NDKH: Nghe hát: Ngày tết quê em
 
Văn học:
Thơ: Tết đang vào nhà.

 
Thứ 3 Khám phá:
Tìm hiểu về không khí
Khám phá:
Màu sắc
Khám phá: Quá trình phát triển của cây Khám phá:
Phân nhóm cây với các dấu hiệu khác nhau
(MT 28)
Thứ 4 PTvận động:
 - VĐCB:
Bật xa 40-50 cm
- TC: Ném bóng vào rổ
 
PTvận động:
- VĐCB: Bò zích zắc qua 7 điểm. (MT5)
- TC: chuyền bóng bằng bụng
PTvận động:
-VĐCB: Nhảy lò cò 5 bước đổi chân theo yêu cầu.
- TC: Thi xem ai nhanh
PTvận động:
- VĐCB: Đậpvà bắt bóng bằng 2 tay.
 -TC: Ai nhanh hơn
Thứ 5 LQVT:
- Dạy trẻ NB chữ số 9, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 9
LQVT:
- Tách, gộp 9 đối tượng ra làm 2 phần bằng các cách khác nhau.
 
LQVT:- Đo độ dài 2 đối tượng bằng 1 đơn vị đo
 
LQVT:
- Xác định phía phải, phía trái của đối tượng khác không phải người. (MT54)
Thứ 6 LQCV:
Làm quen chữ cái b,d,đ.
Tạo hình:
Vẽ vườn cây ăn quả
(Đề tài)
LQCV:
 - Làm quen chữ cái: h,k
 
Tạo hình:
Vẽ tranh lọ hoa
( Đề tài)
Hoạt động ngoài trời * Hoạt động có chủ đích:
- Trò chuyện về ứng dụng của màu sắc trong cuộc sống :
+ Các màu sắc sơ bản?
+ Cách tạo ra màu sắc mưới từ những màu cơ bản ?
+ Cho trẻ chơi các trò chơi về màu sắc.
+ Tạo ra những sản phẩm từ màu sắc mới tạo ra: Vẽ tranh, thổi màu, nhuộm vải, tạo nền tranh….theo ý của mình (MT 110)
- Thí nghiệm về sự nảy mầm của hạt, sự phát triển của cây. (MT26)
+ Điều kiện để cây phát triển
+ Cho trẻ quan sát sự nảy mầm của hạt đậu
+ Cho trẻ nói những yếu tố ảnh hưởng quá trình phát triển của cây từ hạt
=> Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường.
- Thí nghiệm vật chìm, vật nổi
- Giao lưu :
+  Cách bóc vỏ quýt (cam canh) (với A2)
+ Cách cởi và cài khuy áo to ( với A4)
+ Chuyển vật thể từ bình đục có quai sang bình đục có quai.(với A3)
* TCVĐ: Kéo co, đua ngựa,  đập bóng, bịt mắt bắt dê, mèo đuổi chuột
* Chơi tự do theo ý thích, chơi với đồ chơi các cô đã chuẩn bị sẵn như: Xe đạp,túi cát, sỏi, đá, phấn, giấy....
* Lao động vệ sinh cùng cô
- Cho trẻ tập lao động vệ sinh môi trường cùng cô và các bạn
- Cho trẻ tập cách lau bàn, cất bàn, cất đồ dùng đúng nơi quy định
- Tập quét rác, bỏ rác đúng nơi quy định.
- Tập chăm sóc cây trong vườn trường: Tưới cây, lau lá cây, nhổ cỏ. (MT 93)

Hoạt động góc
- Cho trẻ tự đăng ký góc chơi theo đúng ký hiệu
- Cho trẻ chơi với các đồ chơi trong góc chơi với các thao tác vai chơi
- Cô hướng dẫn trẻ để trẻ học và chơi, gợi ý cho trẻ một số cách chơi sáng tạo để trẻ chơi theo ý thích , cố gắng hoàn thành công việc được giao. ( MT 80)
- Biết an ủi và chia vui với bạn bè ( MT 81)
*Tuần 1: Góc trọng tâm –  Góc kỹ năng thực hành cuộc sống:
- Thực hành cầm và chuyển đồ dùng sắc nhọn
- Thực hành chuyển vật thể từ bình đục có quai sang bình đục có quai.
- Thực hành Bài tập đóng đinh
- Thực hành Cách cởi và cài khuy áo to
- Thực hành Cách kéo khóa áo
- Thực hành Cách bóc vỏ quýt (cam canh).
- Thực hành Cách cọ rửa con ốc
+ TBBS: Dao, kéo, bình đục có quai, cục bông, hột, hạt, búa, đinh, áo có khuy, áo có khóa, cam canh, ốc…
+ KN: Trẻ biết cách cầm vật nhọn an toàn, biết cách chuyển vật, biết cách đóng đinh, biết cách cài và cởi khuy áo, biết cách bóc vỏ quýt, biết cách rửa con ốc.
* Tuần 2: Góc trọng tâm- Góc xây dựng:
-  Xây công viên cây xanh:
+ TBBS: cây xanh, hàng rào, gạch, thảm cỏ....
+ KN: Biết các thao tác của chú thợ xây, chú công nhân vận chuyển, kỹ sư trưởng, biết thỏa thuận và làm việc nhóm.
* Tuần 3: Góc trọng tâm - Góc phân vai:
- Gia đình: Bố, mẹ chăm sóc con; gia đình chuẩn bị bữa cơm ngày Tết
- Cửa hàng/siêu thị: Bán các loại hoa, quả, đồ dùng ngày Tết
+ TBBS: Búp bê, quần áo, đồ dùng cho búp bê; hoa quả, bánh kẹo, bát đũa, các món ăn
+ KN: Trẻ biết thể hiện vai chơi, biết giao tiếp với nhau trong quá trình chơi
* Tuần 4: Góc trọng tâm- Góc nghệ thuật:
- Hát múa các bài hát về mùa xuân
- Cắt theo đường thẳng (nhiều nhát kéo), cắt hình gấp khúc, cắt theo theo hình lượn sóng, hình tròn, hình xoắn ốc, theo viền hình vẽ
- Làm tranh hoa đào, hoa mai bằng cành cây khô và màu nước
- Dán các hình vào đúng vị trí cho trước, không bị nhăn
+ TBBS: Cành cây khô, hồ dán, giấy bìa A4, kéo,..
+ KN: Trẻ biết múa hát theo nhạc, gắn cây khô, chấm màu, dùng kéo đúng cách….
* Góc học tập:
- Làm các bộ bài tập phát triển ngôn ngữ:
+ Ghép được bức tranh và tên
+ Ghép được thẻ tên và thẻ tên
+ Ghép tranh và tranh
+ Đồ vật và đồ vật
+Làm cho ai nhớ lại
+ Sound bingo
-  Chọn thẻ số (viết số ) đặt vào nhóm  đồ vật tương ứng
Tạo chữ số bằng các cách khác nhau
- Đọc các số trên các vật/ứng dụng số vào các HĐ trong cuộc sống.
- Đo một số đồ dùng đồ chơi trong lớp
- TC: Ai nhanh nhất (Sử dụng lời nói và hành động để chỉ vị trí của đồ vật so với vật làm chuẩn)
+ TBBS: bài tập trong phạm vi 9, đồ chơi để trẻ ôn tách, gộp trong phạm vi 9, sách, bút, bài tập chữ cái…
+ KN: Trẻ biết tách, gộp trong phạm 9, đo độ dài 2 đối tượng bằng 1 đơn vị đo, Xác định phía phải, phía trái của đối tượng khác không phải người
Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh - Hướng dẫn và phân công trẻ tham gia trực nhật cùng cô: cất ghế, lấy đĩa đựng khăn, chia cơm cùng cô.
- Sử dụng đồ dùng ăn uống thành thạo
- Tham gia các hoạt động thu dọn đồ chơi đồ dùng vào nơi quy định, thực hiện các quy định chung của lớp và gia đình.
- Nhắc trẻ tự làm 1 số việc đơn giản hàng ngày(vệ sinh cá nhân, trực nhật, chơi…)
- Tổ chức hoạt động trực nhật lớp, các phòng chức năng, lao động tập thể.
- Hướng dẫn trẻ cách giữ đầu tóc gọn gàng: Chải tóc vuốt tóc khi bù rối.
- Hướng dẫn trẻ cách giữ quần áo gọn gàng: Xốc lại quần áo khi bị xô xệch
- Nhắc trẻ lấy tay che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp.
- Nhắc trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định.
- Nhắc trẻ bỏ rác đúng nơi quy định, không nhổ bậy ra lớp.
- Nhắc trẻ có thói quen vệ sinh răng miệng ( MT 11)
- Cho trẻ nghe một số bài hát ru, những bản nhạc nhẹ nhàng không lời
Hoạt động chiều * Âm nhạc:
 - Dạy hát: Lá xanh, lý cây xanh – NH: Vườn cây của ba, Cây trúc xinh
*LQVH:
- Kể thay đổi tình tiết theo ý tưởng của trẻ truyện sự tích cây vú sữa.
- Đồng dao: Trồng đậu trồng cà
* Tạo hình: Vẽ nghề mà bé yêu thích, Nặn các loại quả(Đề tài)
* LQCV: Trò chơi chữ cái b,d,đ, Luyện phát âm, Trò chơi chữ cái h,k
- Làm bài tập toán: So sánh dài hơn, ngắn hơn (Trang 19- bé làm quen với toán),  So sánh cao hơn, thấp hơn (Trang 20- bé làm quen với toán)
- So sánh số lượng 3 nhóm đối tượng trong phạm vi 9
- Cho trẻ chơi trò chơi âm nhạc: Đoán nốt nhạc qua khẩu hình, chuyền bóng theo âm nhạc, hãy gõ đúng tiết tấu....
- Cho trẻ chơi các trò chơi luyện cử động của bàn tay, ngón tay và phối hợp tay, mắt trong vận động:
+ Ghép tranh.
+ Đo một số vật xung quanh lớp
- Hướng dẫn trẻ chơi các trò chơi:
+ TC: Ô ăn quan
+ TC: Thả đỉa ba ba
- Hướng dẫn trẻ cách chơi, luật chơi của một số đồ dùng đồ chơi ngoài trời.
- Cho trẻ tham gia hội thi “Bé khỏe, bé khéo”
- Cho trẻ tham gia lễ hội mùa xuân: Bé hát dân ca, các trò chơi dân gian, nặn tò he
- Dạy trẻ biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép.
- So sánh, thêm bớt trong phạm vi 9
- Dạy trẻ quan tâm đến bạn bè và giúp đỡ những người xung quanh.
-Hướng dẫn , tạo cho trẻ thói quen đọc sách, truyện vào một thời điểm nhất định trong ngày.
- Đọc sách cho trẻ nghe.
- Đọc sách cùng trẻ. Trẻ đọc sách theo cách của trẻ, phân biệt phần mở đầu và phần kết thúc của sách, “Đọc” truyện qua các tranh vẽ.
- Kể chuyện cho trẻ nghe có thay đổi 1 vài tình tiết như thay đổi tên nhân vật, thay đổi kết thúc, thêm bớt sự kiện…trong nội dung truyện.
- Trò chơi: Bé tập đọc nhanh nhé
- Xem clip em bé bị lạc đường biết nói địa chỉ nơi ở, số điện thoại gia đình, người thân và khi bị lạc biết hỏi, gọi người lớn giúp đỡ
- Thực hiện một số quy định ở trường, nơi công cộng về an toàn:
- Xem truyện kể về em bé sau giờ học không về nhà ngay,tự ý đi chơi.
- Giao lưu văn nghệ: Hát về mùa xuân.
- Hoàn thiện các bài trong vở
- Cho trẻ thực hành kỹ năng cài cúc, cài khuy áo, kéo khóa áo
  Thứ sáu hàng tuần có tổ chức biểu diễn văn nghệ nêu gương bé ngoan.
Chủ đề - chủ đề sự kiện Tìm hiểu về không khí Màu sắc Cây được hình thành từ đâu? Phân nhóm cây với các dấu hiệu khác nhau
Đánh giá kết quả thực hiện  

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Bộ giáo dục và đào tạo
Mas
Network and partners
Hội thảo về bé
Liên hệ với chúng tôi


Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay730
  • Tháng hiện tại2,210
  • Tổng lượt truy cập1,224,626
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây