Hoạt động | Thời gian | ||||
Tuần I (Từ ngày 3/2-7/2) |
Tuần II (Từ ngày 10/2-14/2) |
Tuần III (Từ ngày 17/2-21/2) |
Tuần IV (Từ ngày 24/2-28/2) |
||
Đón trẻ Thể dục sáng |
- Cô đón trẻ vào lớp quan tâm đến từng trẻ, tiếp tục rèn trẻ biết chào hỏi lễ phép. - Cho trẻ cất ba lô, giầy dép đúng ký hiệu của trẻ. - Cho trẻ thực hành kéo khóa áo, gấp áo cất vào ba lô. - Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập và sức khỏe của trẻ trong ngày. - Cô động viên khuyến khích trẻ đến lớp, đi học đều chuyên cần. - Cho trẻ chơi lắp ghép, xếp hình, tập cài cúc áo, tập đóng mở đai da, đai nhựa và một số trò chơi ngón tay để luyện các cơ nhỏ của đôi bàn tay. - Cho trẻ chơi với đồ chơi trong lớp, nhắc nhở trẻ thực hiện một số quy định của lớp: lấy, cất đồ chơi đúng nơi quy định, chia sẻ với bạn cùng chơi. - Cho trẻ xem một số hình ảnh, video, các hoạt động vui chơi, lễ hội, hội chợ hoa đầu xuân năm 2020. - Cho trẻ xem video vườn hoa Nhật Tân, vườn hoa Bãi đá Sông Hồng - Xem tranh ảnh về một số món ăn có trong bữa ăn hàng ngày, món ăn ngày tết. - Xem tranh ảnh các PTGT, biển báo giao thông. * Tập các động tác phát triên nhóm cơ và hô hấp qua bài bài thể dục sáng kế hợp với nhạc chung của nhà trường. - Xoay các khớp. - Động tác hô hấp: Gà gáy sáng - Động tác tay: + Đưa hai tay sang ngang, gập khuỷu tay. - Động tác lườn- bụng: + Nghiêng người sang trái – sang phải. + Cúi gập người, tay chạm mũi bàn chân. - Động tác chân: + Ngồi khụyu gối. - Động tác bật nhảy: + Bật tách chân, khép chân |
||||
Trò chuyện | - Trò chuyện với trẻ về cảm xúc của trẻ trong dịp nghỉ tết Nguyên Đán 2020, về các lễ hội, các hoạt động vui chơi trong ngày tết. - Kể tên và nói đặc điểm của một số ngày lễ hội (MT39) - Trò chuyện với trẻ về tên một số món ăn hàng ngày ( Canh, cá sốt, thịt sốt, cơm…), món ăn trong dịp tết Nguyên Đán. - Trò chuyện với trẻ về ích lợi của ăn uống đủ lượng và đủ chất. - Trò chuyện về sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật (ỉa chảy, sâu răng, suy dinh dưỡng, béo phì…) - Trẻ xem video và trò chuyện với trẻ về ích lợi của một số loại rau, hoa, củ, quả - Trò chuyện với trẻ về ngày chủ nhật của bé: Ngày chủ nhật bé làm gì? Bé được mẹ nấu cho ăn món gì? Bé có về quê thăm ông bà không? Bé đi bằng phương tiện gì? Bé đã nhìn thấy các PTGT, biển báo giao thông gì? (Cô mời lần lượt từng trẻ lên chia sẻ cho các cô và các bạn cùng biết) |
||||
Hoạt động học | Thứ 2 | Thể chất - VĐCB: Chạy liên tục theo hướng thẳng 15m trong khoảng 10 giây (MT5) - Trò chơi: Kéo co |
Thể chất - VĐCB: Trèo lên,xuống 5 gióng thang - TC: Ném bóng vào rổ |
Thể chất - VĐCB: Ném trúng đích bằng 1 tay - Trò chơi: Nhảy bao bố |
Thể chất - VĐCB: Bật nhảy từ trên cao xuống (30-35cm) - Trò chơi: Kéo co |
Thứ 3 | Khám phá Hoa cúc |
Khám phá Quả chuối |
Khám phá Xe đạp |
Khám phá Biển báo giao thông đường bộ |
|
Thứ 4 | Tạo hình Vẽ hoa hướng dương (Mẫu- Bài 9 Vở Bé HĐTH) |
Tạo hình Cắt dán hình bé thích (Ý thích- Bài 20 Vở Bé HĐTH) MT91 |
Tạo hình Ghép hình tạo thành PTGT (ĐT- Bài 24 Vở Bé HĐTH) |
Tạo hình Vẽ máy bay (mẫu- Bài 11 Vở Bé HĐTH) |
|
Thứ 5 | Toán - Củng cố đếm đến 5 nhận biết số lượng 5 nhận biết chữ số 5. Nhận biết số thứ tự trong phạm vi 5 (Bài 12 vở bé NB và LQVT) |
Toán Gộp hai nhóm trong phạm vi 5 và tách. (Bài 16 vở bé NB và LQVT) |
Toán - So sánh kích thước 2 đối tượng hình thành mối quan hệ rộng hơn, hẹp hơn, |
Toán - So sánh kích thước 3 đối tượng hình thành quan hệ rộng nhất, hẹp nhất. |
|
Thứ 6 | Âm nhạc - NDTT: DH: Màu hoa (bài hát trẻ đã biết) - NDKH: Nghe hát: Lý cây bông (MT92) |
Văn học Thơ: Từ hạt đến hoa ( Thể loại trẻ chưa biết- MT61) |
Âm nhạc - NDTT: VTTTTC: Em đi qua ngã tư đường phố - NDKH: Nghe hát: Lời cô dặn |
Văn học Kể chuyện sáng tạo Truyện : Kiến con đi ô tô |
|
Hoạt đông ngoài trời | * Hoạt động có chủ đích: - Vẽ tự do theo ý thích: Vẽ cây, vẽ quả, vẽ hoa, …. - Trò chuyện về các lễ hội trong dịp tết Nguyên Đán. - Trò chuyện về một số loại cây, hoa, quả trong ngày tết. Biết tìm hiểu nguyên nhân và quan tâm đến sự thay đổi của sự vật, đặt câu hỏi về những thay đổi của sự vật: Vì sao cây lại héo, vì sao lá cây bị ướt?.(MT23) - Tìm hiểu về màu sắc, hình dạng của lá cây. - Chơi với lá cây khô. - Giáo dục trẻ không bẻ cành, bứt lá, hái hoa. - Giao lưu các trò chơi dân gian: Ném vòng cổ chai, kéo co, nhảy bao bố… - Giao lưu các bài hát về mùa xuân với các lớp trong khối. - Thí nghiệm gieo hạt * TCVĐ: - Mèo đuổi chuột - Nhảy dây - Ném bóng vào rổ. * Chơi tự do theo ý thích, chơi với đồ chơi các cô đã chuẩn bị sẵn như: Vòng, bóng, phấn, giấy, màu, nước, đât nặn … * Lao động vệ sinh cùng cô:- Tham gia lao động vệ sinh môi trường cùng cô và các bạn, quét rác, nhặt lá bỏ và thùng rác, chăm sóc cây trong trường, tưới cho cây … |
||||
Hoạt động góc | - Cho trẻ làm quen với các góc chơi, vị trí các đồ dùng trong góc chơi, thỏa thuận với các quy định chơi của từng góc chơi, phối hợp các kỹ năng xếp hình để tạo thành sản phẩm (MT98) - Hướng dẫn trẻ biết thao tác vai chơi, nhập đúng vai, hợp tác, giao lưu với các bạn khi cần. Tuần 2: Góc trọng tâm- tạo hình: làm hoa, in hoa, vẽ vườn cây ăn quả. KN: Trẻ biết cắt, gắn, dính, in, vẽ để tạo thành bức tranh Tuần 3: Góc trọng tâm – Góc xây dựng: Chơi xây dựng công viên cây xanh ( xếp khuôn viên vườn cây, hàng rào, lắp ghép nhà) TBBS: cây xanh, các con vật Tuần 4: Góc trọng tâm – Góc sách truyện: Sưu tầm và dán ảnh những loài cây khác nhau, hình ảnh các loại cây ăn quả, cây lấy gỗ....Làm sách tranh về các loài cây. Đọc sách, đọc truyện (MT26) TBBS: giấy A4, hồ dán, kéo, tranh ảnh sách báo sưu tầm KN: Trẻ có kỹ năng cắt, phết hồ và dán Cầm sách đúng chiều và giở từng trang để xem, đọc vẹt |
||||
Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh | - Tiếp tục tập luyện thao tác rửa tay bằng xà phòng, tự lau mặt, đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết chờ đến lượt (MT83) - Trò chuyện về bữa ăn trong ngày tết Nguyên Đán và ích lợi của việc ăn uống đủ lượng, đủ chất - Trò chuyện về các chất dinh dưỡng có trong các món ăn hàng ngày: Thịt cá có nhiều chất đạm, rau quả có nhiều chất VTM - Tiếp tục rèn trẻ một số hành vi tốt trong ăn uống như: Không cười đùa trong khi ăn, uống, không ăn các loại thức ăn có mùi ôi thiu, không uống rượu, bia, cà phê, không tự ý uống thuốc khi không được phép của người lớn (MT17) - Cho trẻ tự trao đổi, thỏa thuận khi tham gia vào hoạt động vệ sinh, chuẩn bị giờ ăn, ngủ - Khuyến khích trẻ tham gia chuẩn bị giờ ăn, ngủ, vệ sinh cùng cô - Tiếp tục rèn trẻ đi vệ sinh, bỏ rác đúng nơi quy định, tiết kiệm nước khi rửa tay… - Cho trẻ nghe nhạc, nghe kể chuyện trước khi vào giờ ngủ |
||||
Hoạt động chiều | * HD trò chơi:Mèo đuổi chuột , TC:gieo hạt. - Trò chuyện và hướng dẫn trẻ biết một số thực phẩm thông thường trên tháp dinh dưỡng. - Trò chuyện và hướng dẫn trẻ biết bỏ rác đúng nơi quy định. -Luyện cho trẻ phát âm các tiếng có chứa các âm khó -Trò chuyện hướng dẫn trẻ giúp trẻ phân biệt phần mở đầu với kết thúc của sách. - Hướng dẫn trẻ vẽ phối hợp các nét thẳng, xiên, ngang, cong tròn tạo thành bức tranh có màu sắc và bố cục. -Hướng dẫn trẻ đặt tên cho sản phẩm tạo hình của mình và của bạn - Hướng dẫn, ôn luyện một số kỹ năng thực hành cuộc sống: Khuấy bọt và vớt bọt Chuyển nước bằng xi lanh Bộ đóng mở khóa ví Cách vặn, xoay bu lông ốc vít Bộ mở và đóng các loại khóa Cắt quả chuối. Cách nạo dưa chuột - Ứng dụng phương pháp montessori lĩnh vực ngôn ngữ vào giáo dục trẻ: Ghép bức tranh đen và trắng Xâu ngọc trai hệ thống Xâu ngọc trai theo thẻ bức tranh Đồ chữ nhám rắc cát màu - Đọc thơ: Hoa mào gà (MT61) - Mắt ai tinh (Bài 1 – Vở bé NB và LQVT) - Nhận biết số lượng trong phạm vi 5 (Bài 14 – Vở bé NB và LQVT) - Ôn số lượng (Bài 13 – Vở bé NB và LQVT) MT41 - Nhận biết về PTGT (Bài 3 vở bé NB và LQVT) - Nhận biết về PTGT (Bài 3 vở bé NB và LQVT) - Sắp xếp theo quy tắc (Bài 17 vở bé NB và LQVT) - So sánh thêm bớt trong phạm vi 5 - Cô kể cho trẻ nghe một số câu truyện nói về tình yêu thương của con người với con người, với cỏ cây hoa lá Xem video, trò chuyện về những hành vi “ đúng – sai”, “tốt – xấu”; - Thứ sáu: Biểu diễn văn nghệ- Nêu gương- bé ngoan |
||||
Chủ đề - chủ đề sự kiện | Sắc hoa xuân | Một số loại quả | Phương tiện giao thông | Thực hành tham gia giao thông | |
Đánh giá kết quả thực hiện |
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn