Chương trình học tháng 1-2019 lớp C3

Thứ tư - 02/01/2019 08:28
         KẾ HOẠCH GIÁO DỤC THÁNG 1/2019
             LỚP C3 (MẪU GIÁO BÉ 3-4 TUỔI)
 
Hoạt động Thời gian
Tuần I
(Từ ngày 31/12-4/1)
Tuần II
(Từ ngày 7/1-11/1)
Tuần III
(Từ ngày 14/1-18/1)
Tuần IV
(Từ ngày
21/1-25/1)
Tuần V
(Từ ngày 28/1-1/2)
Đón trẻ   - Cô nhẹ nhàng đón trẻ vào lớp, cho trẻ chào cô, chào bố mẹ và cất đồ dùng đứng nơi quy định
- Cô giáo trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập và sức khỏe của trẻ ở nhóm lớp
- Cho trẻ xem tranh truyện về ngày Tết quê em
- Khuyến khích, động viên để trẻ tích cực, hăng hái thực hiện công việc được giao phù hợp với độ tuổi: Cất lấy ghế, đồ chơi đúng nơi quy định , không vứt đồ dùng, đồ chơi bừa bãi ….
- Cho trẻ xem tranh truyện , hình ảnh, video về các loài hoa, các loại quả, không khi chuẩn bị và đón Tết nguyên đán
- Cho trẻ xem tranh truyện và nghe cô đọc một số câu chuyện nói về tình cảm yêu thương giữa con với con người, câu chuyện về sự ấm cúng sum họp, quây quần với những ngừi thân trong những ngày Tết
- Cho trẻ chơi đồ chơi: lắp ghép
Thể dục sáng * Tập các động tác phát triên nhóm cơ và hô hấp qua bài bài thể dục sáng kế hợp với nhạc chung của nhà trường.
- Động tác đầu cổ: Ngiêng đầu về các bên
- Tác tác tay: + Đưa hai tay đưa lên cao, ra trước trước, dang ngang
- Động tác chân: + Đứng khụy gối
- Động bụng: + Cúi người về phía trước
- Động tác bật nhảy: + Bật chụm tách chân
* Tập xoay tròn cổ tay. Gập, đan các ngón tay vào nhau
Trò chuyện * Trò chuyện:
- Cô trò chuyện, kể tên về một số loại củ, quả mà trẻ biết
- Trò chuyện về một số loài hoa, một số con vật sống trong gia đình
-Trò chuyện để trẻ biết một số món ăn và biết ăn một số món ăn truyền thống có trong ngày tết biết ích lợi của việc ăn đầy đủ các loại thực phẩm khác nhau.
- Trò chuyện với trẻ về ngày Tết nguyên đán: Trẻ biết dược ý nghĩa của ngày tết cổ truyền, những hoạt động diễn ra trong dịp tết, những phong tục tập quán của người Việt    ( Gói bánh trưng , đi chúc tết , lì xì, cây đào , cây quất…)
- Trò chuyện, xem tranh ảnh giúp trẻ nói đúng tên một số thực phẩm quen thuộc khi nhìn vật thật hoặc tranh ảnh
- Trò chuyện giúp trẻ nhận biết một số đặc điểm nổi bật của con vật, cây hoa, các loại quả quen thuộc









Hoạt động học
Thứ 2



Nghỉ Tết dương lịch
Thể chất
- VĐCB: Ném trúng đích đứng
- TC: Nhảy lò cò.
Thể chất
 - VĐCB: Bò trong đường hẹp (3m-0,4m)
-TC: Ném bóng vào rổ
Thể chất
- VĐCB: Trườn theo hướng thẳng
-  TC: Lăn bóng
Thể chất:
- VĐCB: Bật qua dây
- TC: Tung bóng
Thứ 3 Khám phá:
Con cá vàng
Khám phá:
Con bướm
Khám phá:
Hoa đào
Khám phá:
Bánh chưng
Thứ 4 Tạo hình:
Vẽ con gà
 (Mẫu)
Trang 15 -bé hoạt động tạo hình
Tạo hình:
Tô nét, tô màu nải chuối (Đề tài)
Trang 12-bé hoạt động tạo hình
Tạo hình
Vẽ ông mặt trời
( mẫu)
Tạo hình:
In ngón tay tạo hình pháo hoa
Trang 7- bé hoạt động tạo hình
Tạo hình:
Nặn bánh chưng
( mẫu)
 
Thứ 5  Toán:
Sắp xếp theo quy tắc 2 loại đối tượng (lần 2)
 
Toán:
Dạy trẻ nhận biết sự khác nhau rõ nét về chiều cao của 2 đối tượng
Trang 19- bé nhận biết và làm quen với toán
Toán:
Nhận biết nhóm số lượng 5
Trang 14- bé nhận biết và làm quen với toán
 
 Toán:
Xác định tay phải, tay trái của trẻ
Toán
- Dạy trẻ nhận biết sự khác nhau rõ nét về bề rộng của 2 đối tượng (rộng – hẹp)
Thứ 6 Văn học
Chú mèo con
Âm nhạc:
- NDTT: VĐ: Cá vàng bơi
- NDKH: Chú voi con ở Bản Đôn
Văn học :
Thơ: Ong và bướm
Âm nhạc:
-NDTT:Dạy hát: sắp đến tết rồi
- NDKH:Nghe hát: ngày tết quê em
Văn học:
Truyện |: chiếc ấm sành nở hoa
Hoạt đông ngoài trời * Hoạt động có chủ đích:
- Cho trẻ quan sát các loại lá cây trên sân trường
- Quan sát cá vàng
- Trò chuyện để trẻ biết thể hiện cảm xúc, tình cảm với  sự vật hiện tượng xung quanh: thích các loại cây, hoa, quả....
- Trò chuyện về thời tiết trong ngày
- Quan sát hoa trong sân trường
- Giao lưu trò chuyện, giao lưu các trò chơi dân gian với các em khối D: kéo cưa lừa xẻ, lộn cầu vồng….
- Cho trẻ chơi với mầu nước, in hình lá cây, in vân lá
- Giao lưu văn nghệ với các em khối D
- Tung và bắt bóng với người đối diện khoảng cách 2,5m
- Dạy trẻ cách cài khuy áo, cách gấp quần áo
* TCVĐ:
- Ném bóng vào rổ, tung bóng, thi xem ai nhanh, Nhảy qua suối, Bịt mắt đập bóng, tiếp sức...
- Chơi các trò dân gian:Oẳn tù tì, làm cá bơi, trồng cây chuối, kéo co, nhảy bao bố,lộn cầu vồng...
* Lao động vệ sinh cùng cô
- Giữ gìn vệ sinh môi trường, không vứt rác bừa bãi, không vứt rác xuống sông, ao, hồ… và bỏ rác đúng nơi quy định.
- Cho trẻ tập lao động vệ sinh môi trường cùng cô.
- Tập cách nhặt rác, lá rơi trên sân trường, bỏ rác đúng nơi quy định.
- Tập chăm sóc cây trong trường: Tưới cây, nhổ cỏ cho cây, lau lá cây                
- Cho trẻ chơi tự do
Hoạt động góc - Cho trẻ làm quen với các góc chơi, vị trí các đồ dùng  trong góc chơi, thỏa thuận với các quy định chơi của từng góc chơi
- Hướng dẫn trẻ biết thao tác vai chơi, nhập đúng vai, hợp tác, giao lưu với các bạn khi cần.
* Tuần 1: Góc trọng tâm – Góc xây dựng: Xây dựng trang trại, xây dựng nông trại….
+ TBBS: nhà, hàng rào, gạch, khối gỗ, cây xanh, các thảm cỏ, các con vật, cây cỏ, hoa……
+ KN: Biết các thao tác của chú thợ xây, chú công nhân vận chuyển, kỹ sư trưởng, biết thỏa thuận và làm việc nhóm.
* Tuần 2: Góc trọng tâm - Góc học tập:
- Tìm trang phục giống nhau trang 7 – bé nhận biết và làm quen với toán
- Làm sách theo nội dung câu chuyện.
+ TBBS: Truyện tranh “Chú chim sâu”.
+ KN: Trẻ biết cách dán tranh theo nội dung câu chuyện tạo thành quyển sách truyện.
- Làm sách về các con vật quen thuộc trong gia đình
* Tuần 3: Góc trọng tâm - Góc nghệ thuật:
- Hát múa các bài hát về hoa, về cây, về các con vật quen thuộc
- Nặn các con vật quen thuộc, nặn hoa, cây...
+ TBBS: Đất nặn các màu, dao cắt, bảng nhựa, bút dạ màu, đĩa nhựa, tăm...
+ KN: Trẻ biết cách lăn dọc, lăn tròn, ấn dẹt theo yêu cầu của cô, trẻ biết cách tạo hình các con vật, cây cối, hoa lá dưới sự hướng dẫn của cô.
* Tuần 4 + Tuần 5: Góc trọng tâm - Góc kỹ năng thực hành cuộc sống:
- Dạy trẻ cách kéo khóa áo
- Dạy trẻ cách mở cửa
- Dạy trẻ cách gấp khăn
+ TBBS: khăn mặt, sách vải kỹ năng

+ KN: Trẻ biết cách gấp khăn mặt theo hướng dẫn của cô giáo, biết cách kéo khóa áo.
* Góc thiên nhiên:
- Chăm sóc cây, gọi tên các loại cây và hoa
Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh - Luyện rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi đi vệ sinh
- Mời cô, mời bạn trước khi ăn, không nói chuyện khi ăn, không làm rơi vãi
- Biết lau bàn sau khi ăn
- Trẻ có khả năng biết và tự làm một số việc tự phục vụ bản thân như: rửa mặt, xúc cơm, cởi áo khi trời nóng....
- Có khả năng nói được tên một số thực phẩm quen thuộc khi nhìn thấy vật thật, tranh , ảnh
- Động viên khuyến khích trẻ ăn hết suất, ăn ngon miệng
- Tập cho trẻ ăn đa dạng các loại thức ăn để phát triển sức khỏe trẻ
- Trò chuyện về bữa ăn hàng ngày và ích lợi của việc ăn uống đủ lượng, đủ chất
- Trò chuyện về các chất dinh dưỡng có trong các món ăn hàng ngày
- Hướng dẫn và phân công trẻ tham gia trực nhật cùng cô: cất ghế, lấy đĩa đựng khăn, chia cơm cùng cô.
- Cho trẻ nghe nhạc các bài hát ru trước khi ngủ, quan tâm chăm sóc trẻ trong giờ ngủ
Hoạt động chiều  * Văn học:
+ Thơ: - Cây dây leo – Xuân Tửu, Rong và cá (Phạm Hổ), Bé và mèo(Nguyễn Bá Đan)
+ Truyện: Ai cho trái ngọt
(Biết kể lại câu chuyện đơn giản có sự giúp đỡ của người lớn 
*Âm nhạc:
+ DH: Bầu và bí, Gà trống mèo con và cún con
+ NH: Quả, Chị ong nâu và em bé
* Thể chất: VĐCB: Chuyền bắt bóng 2 bên theo hàng ngang – TC: Chui qua hang
* Toán:nhận biết con vật và môi trường sống (chiều ngày 1/1/2019)
- Nhận biết 1 và nhiều (chiều ngày 10/1/2019)
- Xem video về các loại động vật quen thuộc quanh bé, xem video về các loại hoa quả.
- Cho trẻ chơi trò chơi âm nhạc: Ai nhanh nhất,  Tai ai tinh,  Ai đoán giỏi
- Cho trẻ xem video một số câu chuyện trong chương trình quà tặng cuộc sống -> giáo dục lòng yêu thương cho trẻ.
Chủ đề - chủ đề sự kiện Con mèo, con gà Chú cá đáng yêu Con bướm, con ong… Hoa xuân Bánh chưng
Rút kinh nghiệm
 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên hệ với chúng tôi


Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay443
  • Tháng hiện tại30,360
  • Tổng lượt truy cập898,985
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây