Kế hoạch giáo dục tháng 1/2021 lớp C3

Thứ hai - 04/01/2021 08:25
Cây đào
Cây đào
Hoạt động Thời gian
Tuần I
( Từ ngày
04/01-08/01)
Tuần II
( Từ ngày
11/01-15/01)
Tuần III
( Từ ngày
18/01-22/01)
Tuần IV
( Từ ngày
25/01-29/01)
Đón trẻ
 
- Cô giáo đón trẻ vào lớp, hỏi thăm trẻ, tạo không khí vui vẻ, động viên, khuyến khích trẻ đi học đều.
- Cho trẻ tự cất đồ dùng, cởi áo, gấp áo, cất ba lô, cất dép đúng ký hiệu.
- Trẻ biết khoanh tay, cúi đầu chào cô, chào bố mẹ khi đến lớp.
- Trẻ biết nói cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép khi được nhắc nhở.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập và sức khỏe của trẻ ở nhóm lớp, tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về việc rèn lễ giáo và kỹ năng tự phục vụ cho trẻ như: Chào hỏi lễ phép, biết cách thưa gửi đúng nơi đúng lúc, biết tự xúc cơm không rơi vãi, biết tự rửa mặt đúng thao tác …
- Gọi điện, hỏi thăm trẻ nghỉ ốm lâu ngày, động viên trẻ ăn khỏe, ngủ ngoan mau khỏi để đến lớp với cô và các bạn
- Cho trẻ nghe băng đài các bài hát thiếu nhi có trong chương trình các bài hát về thực vật và ngày Tết.
- Cho trẻ chơi lắp ghép, chơi xếp hình, rèn trẻ cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định.
- Cho trẻ xem và nghe một số câu chuyện trong chương trình quà tặng cuộc sống về tình cảm yêu thương giữa con với con người.
 
Thể dục sáng - Tập các động tác phát triển nhóm cơ và hô hấp qua bài bài thể dục sáng kế hợp với nhạc chung của nhà trường.
+ Khởi động tay chân,  đầu cổ, vai gáy, gối, hông, mông
+ Tay: Hai tay dang ngang- gập tay lên vai
+ Chân: Chân bước lên trên- khụy gối
+ Lườn: Hai tay dang ngang- nghiêng người
+ Bụng: Cúi người- tay chạm vào ngón chân
+ Bật: bật chụm- tách
- Tập bài tập “ dân vũ Rửa tay”
- Chơi trò chơi” dung dăng dung dẻ”
- Trẻ đi vòng tròn cất nơ thể dục
* Chơi trò chơi dân gian
 
Trò chuyện - Trò chuyện với trẻ về các loaị rau, củ, quả trẻ được ăn hằng ngày: Con thích ăn quả gì? Qủa đó có vị như thế nào? Màu sắc ra sao?…?
- Trò chuyện với trẻ về Tết. 
- Trò chuyện với trẻ về bánh chưng có trong ngày Tết.
- Cho trẻ kể tên những nơi trẻ được bố mẹ cho trẻ đi chơi trong dịp Tết. Nhắc trẻ mang đến lớp những bức ảnh về gia đình trẻ, những nơi trẻ đã đi chúc Tết cùng gia đình để làm bộ sưu tập ở lớp.
- Biết tránh nơi nguy hiểm ( Hồ, ao, bể chứa nước, giếng, hố vôi…)khi được nhắc nhở (MT16).
- Cố gắng thực hiện cộng việc đơn giản được giao ( Chia giấy vẽ, xếp đồ chơi…) (MT64).
- Trò chuyện với trẻ về ngày chủ nhật của gia đình bé, ngày chủ nhật bé được đi đâu? Được mẹ nấu cho ăn những món gì? Bé có biết mẹ chế biến món ăn đó như thế nào không? Hãy chia sẻ cho cô và các bạn cùng biết? Món ăn nào mẹ nấu bé thích ăn nhất? Tại sao bé thích? Bé đã giúp mẹ làm những gì? Bé cảm thấy thế nào khi giúp đỡ mẹ? …
- Trò chuyện với trẻ việc giữ gìn vệ sinh thân thể của trẻ sạch sẽ, trang phục gọn gàng khi đến lớp.
- Trò chuyện về mùa đông,  thời tiết của mùa đông  mặc trang phục phù hợp với thời tiết
( mặc áo ấm, đi tất, đeo khăn…)
- Chia sẻ với trẻ về cách bảo vệ sức khỏe khi thời tiết thay đổi: Khi trời lạnh các con phải chăm sóc mình như thế nào?...
- Cô cho trẻ nói một câu thể hiện tình yêu thương của mình giành cho gia đình, cho ông, bà, bố, mẹ bé (Đặc biệt thể hiện sự quan tâm, hỏi han khi người thân bị ốm)
- Kể lại được những sự việc  đơn giản đã diễn ra của bản thân như: Thăm ông bà, đi chơi, xem phim... (MT52)
- Đọc thuộc bài thơ, ca dao, đồng dao  (MT 53)
- Thu thập thông tin về đối tượng bằng nhiều cách khác nhau có sự gợi mở của cô giáo như xem sách, tranh ảnh và trò chuyện về đối tượng. (MT25). 






Hoạt động học


Thứ 2
Thể chất:
- VĐCB: Đi thay đổi theo đường zích zắc
- TC: Chuyền bóng
Thể chất:
- VĐCB: Tung bắt bóng với cô 2,5m
- TC: Đá bóng vào khung thành
Thể chất:
- VĐCB: Bò trong đường hẹp (3m x 0,4m)
- TC: Kéo co
 Thể chất:
- VĐCB: Đập bắt bóng
- TC :  Nhẩy qua suối nhỏ

Thứ 3
Khám phá:
Qủa cam
Khám phá:
Hoa Đào
 Khám phá:
Chăm sóc và bảo vệ cây xanh
Khám phá:
Bánh chưng


Thứ 4
Tạo hình:
Nặn quả cam
( Mẫu )
Tạo hình:
Xé, dán mắt quả dứa (Mẫu)
(Vở BHĐTH – Tr 22)
 
Tạo hình:
Tô màu nải chuối
(Đề tài )
(Vở BHĐTH – Tr 5)
Tạo hình:
In ngón tay tạo hình pháo hoa      (MT29) (Đề tài ) (Tr 9 vở TH)

Thứ 5
Toán:
Dạy trẻ xác định tay phải, tay trái của bản thân trẻ
 
Toán:
Dạy trẻ đếm, nhận biết nhóm đối tượng 5
(Trang 14 – Vở BNB&LQVT)
Toán:
Dạy trẻ nhận biết sự khác nhau rõ nét về bề rộng của hai đối tượng
( rộng - hẹp)
 Toán:
So sánh dài – ngắn
( Trang 21 vở BNN&LQVT )




Thứ 6
Văn học:
Truyện: Quả táo của Bác Hồ
(Thể loại truyện trẻ chưa biết)
Âm nhạc:
+ NDTT: Dạy hát: Sắp đến Tết rồi
+ NDKH: Trò chơi âm nhạc: Nghe âm thanh đoán tên nhạc cụ
Văn học :
Thơ: Cây đào
 Âm nhạc:
+ NDTT: Dạy vận động : Vỗ tay theo tiết tấu chậm bài: Sắp đến Tết rồi
+ NDKH: Nghe hát: Ngày Tết quê em
 
Hoạt động ngoài trời * Hoạt động có chủ đích:
- Quan sát bầu trời, trò chuyện về thời tiết trong ngày
- Quan sát và trò chuyện về cây trong trường
- Nhặt lá và khám phá những chiếc lá cây
- Khám phá về nước, cho trẻ nhận biết tác dụng của nước
- Làm thử nghiệm đơn giản với sự giúp đỡ của người lớn để quan sát, tìm hiểu đối tượng. Ví dụ : Thả các vật vào nước để nhận biết vật chìm hay nổi (MT24).
- Quan sát và trò chuyện về trang phục của bé
- Tổ chức “ Câu lạc bộ yêu thơ” Giao lưu với các lớp
- Giao lưu trò chơi dân gian với các bạn trong khối C
- Giao lưu và chơi cùng các em nhà trẻ chơi đồ chơi ngoài trời
* TCVĐ:
- Kéo co
- Ném bóng vào rổ
- Bật chụm tách chân lấy vật.
- Đi chạy trong vòng tròn
- Đi theo yêu cầu
- Tung bóng với cô
- Thi bò chui qua cổng lấy vật theo yêu cầu
- Phối hợp tay – mắt trong vận động:
+ Tung bắt bóng với cô: Bắt được 3 lần liền không rơi bóng ( Khoảng cách 2,5m )
+ Tự đập - bắt bóng được 3 lần liền ( Đường kính bóng 18cm ). (MT4).
* Chơi tự do theo ý thích, chơi với đồ chơi các cô đã chuẩn bị sẵn như: Vòng, bóng, phấn, giấy, màu, lá khô ….
 
Hoạt động góc * Tuần 1: Góc trọng tâm: Góc tạo hình:
- Vẽ các nét thẳng, xiên, ngang, tạo thành bức tranh đơn giản. (MT81).
- Cho trẻ nặn một số loại quả về ngày tết: Qủa bưởi, quả hồng, quả chuối…
- Tô màu, dán hoa đào, hoa  mai ngày Tết
+ TBBS: Đĩa, đất nặn, giấy màu các loại, hoa, bút dạ, kẹp gỗ, giấy…..
+ KN: Biết thể hiện tình cảm yêu thương giữa người thân trong gia đình. Trẻ biết về ý nghĩa về ngày tết, trẻ có kỹ năng nặn, tô màu, xé dán.
* Tuần 2: Góc trọng tâm: Góc âm nhạc:
- Thể hiện một số điều quan sát được qua các hoạt động chơi, âm nhạc, tạo hình…(MT29).
- Biết biểu lộ cảm xúc vui, buồn, sợ hãi, tức giận… (MT66).
- Hát múa về ngày Tết quê em 
- Hát các bài hát mà trẻ thích, khuyến khích trẻ mạnh dạn thể hiện các bài hát theo nhiều hình thức. Tự nghĩ ra các cách vận động cho bài hát mà trẻ thích. Trẻ tham gia biểu diễn các bài hát, khi biểu diễn phối hợp với dụng cụ gõ đệm.
+ TBBS: Trống, đàn, phách, hình ảnh mẫu, nơ …
+ KN: Trẻ thuộc các bài hát về ngay tết.Trẻ hát múa đúng nhịp, thể hiện , vận động theo tình cảm bài hát. Tự nghĩ ra các cách vận động cho bài hát và  kết hợp với dụng cụ âm nhạc theo ý thích.
* Tuần 3: Góc trọng tâm: Học tập:
- Phân loại các đối tượng theo một dấu hiệu nổi bật (MT26).
- Xé dán làm sách về đồ dùng, bàn tay
- Xem tranh ảnh, tranh lô tô về đôi bàn tay
+ TBBS: Giấy màu, hồ dán, mầu nước các loại tranh ảnh về đôi bàn tay. Tranh  bàn tay tạo ra được nhiều hình khác nhau. ..
+ KN: Trẻ biết cách cắt, xé khéo léo theo yêu cầu, biết in bàn tay, và tạo ra được nhiều sản phẩm theo sự hướng dẫn của cô.( hình con cá)
* Tuần 4: Góc trọng tâm: Góc thực hành cuộc sống:
- Tập gấp quần áo, kéo khóa  áo
- Cách chào hỏi lễ phép
- Làm một số đồ trang trí Tết
+ TBBS: Giấy bìa mầu các loại, giấy màu, hồ dán, kéo, nơ, hạt kim sa …
+ KN: Trẻ biết bôi hồ vào mặt trái  của giấy màu và dán các bông hoa, dán nơ và đồ dùng trang trí Tết sao cho thật đẹp.
 
Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh - Tiếp tục hướng dẫn trẻ tự rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Lau miệng trước và sau khi ăn.
- Hướng dẫn trẻ chuẩn bị giờ ăn cùng cô những việc đơn giản như: lấy đĩa, lấy khăn lay tay, kê ghế …
- Nói đúng tên một số thực phẩm quen thuộc khi nhìn vật thật hoặc tranh ảnh ( Thịt, cá, trứng, sữa, rau…) ( MT8)
- Trò chuyện về hành vi và thói quen vệ sinh trong ăn uống: Mời cô, mời bạn khi ăn, ăn đồ đã nấu chín, uống nước đã đun sôi
- Trò chuyện về bữa ăn trong ngày, tác dụng của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể và ích lợi của việc ăn uống đủ chất.
- Hướng dẫn trẻ sử dụng bát thìa, cốc, đúng cách
- Biết một số hành động nguy hiểm khi được nhắc nhở:
+ Không cười đùa trong khi ăn, uống hoặc khi ăn các loại quả có hạt…
+ Không tự lấy thuốc uống
+ Không trèo leo bàn ghế, lan can
+ Không nghịch các vật sắc nhọn
+ Không theo người lạ ra khỏi khu vực trường lớp. (MT17).
- Khuyến khích trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất  và tập ăn đa dạng các loại thức ăn
- Cô cho trẻ tự lấy gối chuẩn bị giờ ngủ cùng cô
- Cho trẻ nghe một số bản nhạc không lời, một số bài hát ru trước khi trẻ ngủ
- Quan tâm đến từng trẻ trong giờ ăn, ngủ , vệ sinh để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho trẻ.
 
Hoạt động chiều - Tô nét con đường – Vở tạo hình – trang 10
- Xé, dán trang phục chú hề - vở tạo hình – trang 21
-  Xé theo dải, xé vụn, và dán thành sản phẩm đơn giản. (MT82).
- Truyện: Rùa con tìm nhà ( Thể loại truyện trẻ chưa biết)
- Thơ: Bó hoa tặng cô ( Thể loại thơ trẻ chưa biết)
- Âm  nhạc: NDTT: Múa minh họa bài: Sắp đến tết rồi – NDKH: NH: Ngày tết quê em.
- Âm nhạc: NDTT: Dạy hát: Bông hồng tặng cô – NDKH: Nghe hát: Cây trúc xinh  
- Cho trẻ làm quen với bài đồng dao:
+  Bà còng đi chợ trời mưa
+ Cái bống là cái bống bang
+ Đi cầu đi quán
- Tập hát múa các bài hát về cô giáo để chào mừng ngày tết
- Cho trẻ làm quen với một số cuốn sách truyện mới, cách xem sách, giữ gìn sách
- Cho trẻ xem và nghe một số câu chuyện nói về tình yêu thương về giáo dục lễ giáo cho trẻ trong chương trình
+ Câu chuyện “ Lời chào”
+ Câu chuyện “ Mẹ”
+ Câu chuyện “Món quà của cô giáo”.
- Cho trẻ tập nói một số lời nói đơn giản thể hiện tình yêu thương với người thân gần gũi như: Lời nói yêu thương, chia sẻ yêu thương, thể hiện những cử chỉ, hành động yêu thương
- Cô cho trẻ tập nói “ Lời con muốn nói với mẹ” để thể hiện tình yêu thương giành cho mẹ
- Cô và trẻ cùng nhau làm trái tim yêu thương bằng cách sưu tầm những hình ảnh nói về tình yêu thương gia đình và mọi người xung quanh
 
Chủ đề - chủ đề sự kiện Một số loại rau củ
 
Một số loài hoa Chăm sóc và bảo vệ cây xanh    Món ăn ngày Tết
Đánh giá kết quả thực hiện  

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên hệ với chúng tôi


Thống kê truy cập
  • Đang truy cập11
  • Hôm nay1,001
  • Tháng hiện tại43,202
  • Tổng lượt truy cập911,827
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây