Hoạt động | Thời gian | ||||||||
Tuần I (Từ ngày 01/3- 05/3) |
Tuần II (Từ ngày 08/3- 12/3) |
Tuần III (Từ ngày 15/3- 19/3) |
Tuần IV (Từ ngày 22/3- 26/3) |
Tuần V (Từ ngày 29/3-2/4) |
|||||
Đón trẻ Thể dục sáng |
* Đón trẻ: - Cô đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ chào cô chào bố mẹ và trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ, học tập của trẻ ở lớp. - Trả lời được các câu hỏi: “Ai đây”; “Cái gì đây”, “Làm gì đây”? - Trò chuyện, xem tranh ảnh ngày 8/3. + Cho trẻ làm quà tặng bà, mẹ, cô nhân ngày 8/3. - Trò chuyện về tình hình dịch bệnh trên thế giới, Việt Nam. + Hướng dẫn trẻ thực hiện “5k” của bộ y tế. + Hướng dẫn trẻ các kĩ năng đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn,... + Nhắc trẻ khi hắt hơi, hay ho phải che miệng. - Cho trẻ sờ nắn, nhìn, nghe, ngửi, nếm để nhận biết đặc điểm nổi bật của đối tượng hoa quả. - Nghe các bài thơ, đồng dao ca dao, hò vè, câu đố, bài hát và truyện ngắn. * Tập các động tác phát triên nhóm cơ và hô hấp qua bài bài thể dục sáng kết hợp với nhạc chung của nhà trường. - Có kỹ năng vận động thô: + Chuyển vật thể bằng tay. + Chuyển vật thể bằng thìa to. + Rót khô từ nồi sang 2 cốc giống nhau. + Hô hấp: Gà gáy, thổi nơ. + Đầu : Hai tay chống hông, nghiêng đầu sang hai bên. + Tay: Hai tay đưa lên cao, hạ xuống. + Lườn- bụng: Hai tay chống hông quay sang phải, sang trái. + Chân: Ngồi xuống đứng lên. + Bật: Bật lên cao hái quả. - Phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay và phối hợp tay- mắt trong các hoạt động nhào đất nặn, vẽ tổ chim, xâu vòng tay, chuỗi đeo cổ - Kỹ năng vận động tinh: + Rót nước từ bình sang 3 chén nhỏ giống nhau. |
||||||||
Trò chuyện |
* Trò chuyện: - Sử dụng với mục đích khác nhau: (MT32) + Chào hỏi, trò chuyện + Bày tỏ nhu cầu của bản thân + Hỏi về các vấn đề quan tâm như: con gì đây? Cái gì đây? - Trò chuyện với trẻ về cách sử dụng đồ chơi, đồ dùng, phòng tránh các vật dụng nguy hiểm, mất an toàn. - Xem tranh ảnh, chỉ vào những đồ vật, nơi nguy hiểm - Trẻ thể hiện tình yêu thương giữa các bạn, đoàn kết giúp đỡ các bạn, giao lưu giữa các lớp,… |
||||||||
Hoạt động học | Thứ 2 |
- Trò chuyện về kỳ nghỉ và các hoạt động của trẻ trong kỳ nghỉ vừa qua. |
Vận động - VĐCB: Bò thẳng hướng có mang vật trên lưng - TC: Bắt bướm. |
Vận động - VĐCB: Bật vào vòng - TC: Chiếc dù kì diệu |
Vận động - VĐCB: Ném bóng trúng đích xa(1-1,2m)(Lần 1) (MT5) - TC: Ai đi nhẹ hơn |
Vận động - VĐCB: Tung bóng cùng cô ở khoảng cách 1m (Lần 1)(MT3) - TC: Bò tới cờ |
|||
Thứ 3 | - Trò chuyện phòng chống dịch covid. | Nhận biết - Trời mưa |
Nhận biết - Mặt trời |
Nhận biết - Cầu vồng |
Nhận biết Cái ô |
||||
Thứ 4 | - Hướng dẫn trẻ thực hiện 5k của bộ y tế. | Truyện - Chú thỏ tinh khôn (Sưu tầm). |
Thơ - Tia nắng (Sưu tầm). |
Thơ - Cầu vồng (Tác giả: Trương Thị Minh Huệ). |
Truyện - Chiếc ô của thỏ trắng (Sưu tầm). |
||||
Thứ 5 | - Truyện: Vệ sinh buổi sáng (Tác giả: Lam Phương). |
Âm nhạc: - NDTT: DH: Cho tôi đi làm mưa với (Sáng tác: Hoàng Hà) - TC: Vỗ tay to- nhỏ. |
Âm nhạc: - NDTT: NH: Nắng sớm (Sáng tác: Hàn Ngọc Bích). - NDKH: TC: Ai nhanh nhất. |
Âm nhạc: - NDTT: VĐTN: Múa: Trời nắng- trời mưa. - NDKH: TC: Chiếc túi kỳ diệu. |
Âm nhạc: - NDTT: NH: Cò lả - NDKH: TC: Di chuyển nhanh – chậm theo tiết tấu. |
||||
Thứ 6 | - Trò chuyện ngày 8/3. | Tạo hình - Vẽ mưa (Trang 13- Vở bé tập tạo hình). |
Tạo hình Vẽ mặt trời và hoa (Trang 16- Vở bé tập tạo hình). |
Tạo hình - Chấm màu cho nhị hoa |
Tạo hình Xâu vòng xen kẽ xanh - vàng |
||||
Hoạt động ngoài trời |
* Hoạt động có chủ đích: - Tăng cường vận động cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. - Nhận biết 1 số hành động nguy hiểm và phòng tránh. - Quan sát bầu trời - Giao lưu với các bạn lớp D1 chơi trò chơi dân gian. - Giao lưu trò chơi vận động với lớp D1. - Giao lưu với văn nghệ với các anh chị C3 và các bạn lớp D1 - Cho trẻ chơi tự do các đồ chơi trên sân trường. * TCVĐ: Bò tới cờ, bắt bóng, mang quà tặng búp bê, hái quả. * Chơi tự do theo ý thích, chơi với đồ chơi các cô đã chuẩn bị sẵn như: Bóng nhựa to- nhỏ, bóng bay,vợt nhựa, rổ nhựa,túi cát… * Lao động vệ sinh cùng cô: Chăm sóc cây, nhặt rác, ngắt lá vàng. |
||||||||
Hoạt động góc | - Cho trẻ làm quen với các góc chơi, vị trí các đồ dùng trong góc chơi, thỏa thuận với các quy định chơi của từng góc chơi - Hướng dẫn trẻ biết thao tác vai chơi, nhập đúng vai, hợp tác, giao lưu với các bạn khi cần. - Trẻ thích tô màu, vẽ, nặn, xếp hình, xem tranh(cầm bút di màu, vẽ nguệch ngoạc), (nghe hát vận động theo nhạc) (MT45) * Tuần 1: Góc trọng tâm: Góc âm nhạc: - TBBS: Biểu diễn các bài hát nói có trong tháng: Quà 8/3, Nắng sớm, Cho tôi đi làm mưa với, Cò lả + Trang phục biểu diễn, dụng cụ âm nhạc: mõ dừa, phách tre, xắc xô,.... + Sân khấu, đàn nhạc, bóng bay,.... - KN: Trẻ biết biểu diễn, hát múa các bài hát, sử dụng dụng cụ âm nhạc vào bài hát. * Tuần 2: Góc trọng tâm – Góc sách của bé: + Xem tranh thơ, truyện: + TBBS: Tranh ảnh về mùa xuân. Tranh thơ, truyện,…Đồ tạo hình: giấy màu, giấy a4, hồ dán, kéo,….. + KN: Trẻ xem tranh ảnh thơ truyện. Trẻ đọc thơ kể chuyện theo tranh, theo hướng dẫn của cô. Trẻ làm sách truyện. * Tuần 3: Góc trọng tâm – Góc tạo hình: - Tô màu cầu vồng, vẽ mưa, nặn ông mặt trời +TBBS: Sáp màu, tranh rỗng, đất nặn + KN: Trẻ cầm được bút sáp thành thạo tô tranh theo yêu cầu của cô, có kỹ năng lăn tròn, lăn dài, ấn dẹt để làm ông mặt trời. * Tuần 4: Góc trọng tâm – Góc vận động: + TBBS: Bóng, vợt, bóng nhỏ, giấy, giầy . Hình ảnh các trò chơi dân gian: Kéo cưa lừa xẻ, Mèo đuổi chuột, chi chi chành chành,… + KN: Trẻ biết đánh bóng, đá bóng, biết vo giấy, vò giấy tự do. Biết buộc dây giầy. + Trẻ chơi theo ý thích các trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ, Mèo đuổi chuột, chi chi chành chành, bắt bướm, bò tới cờ,mang quà tặng búp bê… + Trẻ tập các vận động: Ném bóng qua dây, đi theo hiệu lệnh, ném bóng về phía trước 1 tay. * Tuần 5: Góc trọng tâm: Góc kĩ năng: + TBBS: Bộ thả con vật, bộ thả vòng, bộ thả màu,... + KN: Trẻ chơi với các bộ kĩ năng, trẻ có kĩ năng thả con vật, thả vòng, thả đúng màu. |
||||||||
Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh | - Thực hiện tốt phòng chống dịch Covib chủng mới đúng 5k của bộ y tế. - Tập luyện nền nếp thói quen tốt trong sinh hoạt: Ăn chín, uống sôi; Rửa tay trước khi ăn, lau mặt, lau miệng, uống nước sau khi ăn; vứt rác đúng nơi quy định, giữ gìn và bảo vệ môi trường sạch đẹp. - Luyện thói quen ngủ trưa cho trẻ. - Tập cho trẻ một số hành vi và thói quen tốt trong ăn uống: + Mời cô, mời bạn khi ăn và ăn phải biết nhai cơm. + Không đùa nghịch , không làm rơi vãi cơm thức ăn. + Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. - Làm tốt các công việc cô giáo, bố mẹ giao (Cất đồ chơi, cùng cô cất bàn, xếp ghế đúng quy định,…) - Hướng dẫn trẻ biết lấy ghế ngồi vào bàn ăn. - Cho trẻ nghe một số bài hát ru, những bản nhạc nhẹ nhàng không lời, kể chuyện cho trẻ nghe. |
||||||||
Hoạt động chiều | - Nói được tên một vài đặc điểm nổi bật của các đồ vật, hoa, quả, con vật quen thuộc. Một số PTGT, một số nhạc cụ quen thuộc (MT23) - Chơi: Số và hạt. - Hát 1 số bài hát có trong chủ đề: Quà 8/3, Cho tôi đi làm mưa với, Nắng sớm, Cò lả. - Biết hát và vận động đơn giản theo một vài bài hát/bản nhạc quen thuộc.(MT44) + Thích nghe hát, nghe các bản nhạc với các thể loại khác nhau (MT44.1) + Nhận biết âm thanh một số nhạc cụ, tiếng kêu một số PTGT. (MT44.2) - Thơ : Tia nắng, cầu vồng - Truyện: Thỏ ngoan, Chú thỏ tinh khôn, Chiếc ô của thỏ trắng - Chơi các trò chơi dân gian: Mèo đuổi chuột,nu na nu nống, kéo cưa lửa xẻ, trồng chuối. - Chơi theo ý thích: Xem sách, xâu vòng, chơi đồ chơi xếp hình các khối gỗ, luồn hột hạt. |
||||||||
Thứ 6 hàng tuần tổ chức biểu diễn văn nghệ, nêu gương bé ngoan. - Cho trẻ làm đồ dùng, đồ chơi bằng nguyên liệu sưu tầm: lõi giấy, cốc sữa chua, đĩa nhựa 1 lần, thìa sữa chua làm hoa, làm con gà, vịt, thỏ… |
|||||||||
Chủ đề - chủ đề sự kiện | Quốc tế phụ nữ 8/3 |
Mưa | Mặt trời | Mặt trời | Cái ô | ||||
Đánh giá kết quả thực hiện | |||||||||
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn