TUYÊN TRUYỀN PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRẺ EM

Thứ sáu - 18/02/2022 14:21
Hiện nay tai nạn thương tích ở trẻ em đang có xu hướng tăng lên và là vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm trên toàn cầu có hơn 900.000 trẻ em và vị thành niên dưới 18 tuổi tử vong do thương tích.Tại Việt Nam, thống kê của Cục Quản lý môi trường cho thấy, mỗi năm trung bình có hơn 370.000 trẻ bị tai nạn thương tích, trong đó nhóm 15 - 19 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 43%, nhóm 5 - 14 tuổi chiếm 36,9%, nhóm 0 - 4 tuổi chiếm 19,5%. Đặc biệt các em trai có xu hướng bị thương tích thường xuyên hơn và nghiêm trọng hơn so với các em gái. Tỷ lệ tử vong ở nam giới cao hơn 3 lần so với nữ giới.
TUYÊN TRUYỀN PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRẺ EM

I. NGUYÊN NHÂN TAI NẠN THƯƠNG TÍCH Ở TRẺ EM

Trong các nguyên nhân tử vong do tai nạn thương tích ở trẻ em, thì đuối nước là nguyên nhân hàng đầu với 3.500 trẻ em. Tuỳ từng lứa tuổi mà trẻ có thể gặp các loại hình, nguyên nhân tai nạn thương tích khác nhau.

1. Đối với trẻ sơ sinh: Nguyên nhân tai nạn thương tích chiếm tỷ lệ cao nhất là đuối nước, ngã, ngạt, bỏng, tai nạn giao thông và ngộ độc.

2. Đối với trẻ dưới 1 tuổi:Nguyên nhân tai nạn thương tích thường gặp là đuối nước, ngã, bỏng, tai nạn giao thông, ngộ độc, ngạt.

3. Đối với trẻ 1-4 tuổi:  đuối nước vẫn là nguyên nhân hàng đầu, tiếp theo là bỏng, các nguyên nhân thường gặp khác như ngã, tai nạn giao thông, động vật cắn, ngộ độc cũng có thể gặp nhưng tỷ lệ không cao.

4. Đối với trẻ 5 - 9 tuổi:Đuối nước vẫn là nguyên nhân hàng đầu, một số nguyên nhân hay gặp khác như tai nạn giao thông, chấn thương do vật sắc nhọn và động vật tấn công. Những nguyên nhân ít gặp hơn như ngạt, ngã, ngộ độc, sét đánh.

5. Đối với trẻ 10 - 14 tuổi: Đuối nước và tai nạn giao thông là 2 nguyên nhân hàng đầu. Các nguyên nhân khác có tỷ lệ thấp hơn như đánh nhau, động vật tấn công, tự tử.

6. Đối với trẻ 15 - 19 tuổi: Tai nạn giao thông nổi lên như là nguyên nhân hàng đầu. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như tự tử, đánh nhau, đuối nước...
 

II. BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ EM

Trẻ em bị tai nạn thương tích có thể do nhiều nguyên nhân nhưng phần lớn là do sự bất cẩn của người lớn. Trẻ có thể gặp những tai nạn như: bỏng nước sôi, nuốt phải dị vật, điện giật, ngã cầu thang, đuối nước… Tai nạn thương tích ở trẻ em là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và để lại di chứng tàn tật suốt đời cho trẻ.

Tai nạn thương tích trẻ em thường xảy ra bất ngờ, khó lường trước được và để lại những thương tổn trên cơ thể. Vì ở lứa tuổi này các em thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa có kiến thức, kỹ năng, phòng tránh nên rất dễ bị tai nạn thương tích. Để hạn chế nguy cơ trẻ nhỏ bị tai nạn thương tích, nhà trường các bậc cha mẹ cần lưu ý một số biện pháp phòng tránh sau đây:

1. Phòng ngừa ngộ độc thức ăn:

+ Không cho trẻ ăn hàng rong.

+ Thực phẩm, nước uống phải đảm bảo vệ sinh, rõ nguồn gốc. Phải có hợp đồng cam kết mua bán thực phẩm sạch rõ nguồn gốc với công ty cung cấp.

2. Phòng ngừa đánh nhau:

+ Giáo dục ý thức cho các em không được xô đẩy, đánh nhau.

+ Không cho các em mang đến trường các vật sắc nhọn nguy hiểm như dao, kiếm, súng cao su và các hung khí…

+ Thường xuyên quản lý, giám sát trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, giáo dục trẻ đoàn kết.

3. Phòng ngừa tai nạn giao thông:

+ Nhà, trường học phải có cổng, hàng rào.

+ Chú ý đóng cổng, không cho trẻ chạy ra đường chơi.

+ Hướng dẫn các bé thực hiện luật an toàn giao thông.

+ Tuyên truyền phụ huynh không đi xe máy trong sân trường.

4. Phòng ngừa bỏng, nhiễm độc:

+ Bảng điện phải để cao, tuyệt đối không để bàn là, đồ đun nấu trong phòng của trẻ.

+ Luôn quan tâm chăm sóc trẻ, không để trẻ chơi một mình ở các nơi có thể xảy ra tai nạn.

+ Để thuốc và hóa chất ngoài tầm tay với của trẻ em. Không cho trẻ em tự uống thuốc.

5. Phòng té ngã:

+ Sân, nền nhà cần bằng phẳng và không bị trơn trượt.

+ Cửa sổ, hành lang, cầu thang phải có tay vịn, lan can.

+ Không cho trẻ chơi gần những nơi không an toàn như tường nhà, ta luy có nguy cơ sập xuống.

+ Cây cần có hàng rào để ngăn trẻ không cho leo trèo.

6. Phòng ngừa đuối nước:

+ Trẻ em cần rèn luyện thể lực và biết bơi theo quy định.

+ Khi đi bơi phải tuân thủ quy tắc an toàn.

+ Không cho trẻ ra gần ao hồ, sông suối một mình.

+ Ở vùng lũ, học sinh đi học qua sông suối phải có người lớn đưa và phải đảm bảo an toàn.

+ Khi đi đò, thuyền,... phải mặc áo phao bảo hộ.

+ Giếng, bể nước phải có nắp đậy an toàn.

7. Phòng ngừa điện giật:

+ Luôn kiểm tra các đồ dùng bằng điện, che kín các ổ điện ở thấp không cho trẻ nghịch.

+ Hệ thống điện phải an toàn: không để dây trần, dây điện hở, bảng điện để cao.

Nguồn tin: Sưu tầm:

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Bộ giáo dục và đào tạo
Mas
Network and partners
Hội thảo về bé
Liên hệ với chúng tôi


Thống kê truy cập
  • Đang truy cập8
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm7
  • Hôm nay915
  • Tháng hiện tại24,754
  • Tổng lượt truy cập1,213,929
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây