BỆNH THUỶ ĐẬU VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

Thứ sáu - 24/03/2023 09:11
Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra, có thể bùng phát thành dịch.
Phòng tránh bệnh Thuỷ đậu
Phòng tránh bệnh Thuỷ đậu

Con đường lây truyền của bệnh Thuỷ đậu:

  • Lây truyền từ người sang người bằng tiếp xúc trực tiếp.
  • Lây qua đường không khí từ các giọt nhỏ dịch tiết đường hô hấp hoặc chất dịch của nốt phỏng.
  • Lây gián tiếp qua các đồ vật vừa mới bị nhiễm chất dịch của nốt phỏng hoặc niêm mạc.
Triệu chứng bệnh thủy đậu
  • Biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ
  • Xuất hiện những “nốt đậu” trong vòng 12 – 24 giờ, các nốt này sẽ tiến triển thành những mụn nước, bóng nước, mọc khắp toàn thân hay mọc rải rác trên cơ thể. Thuỷ đậu thường rất ngứa.
  • Ở trẻ, thủy đậu thường kéo dài khoảng 5 – 10 ngày dẫn đến việc phải nghỉ học hoặc nghỉ đến nơi giữ trẻ.
Biến chứng của bệnh thủy đậu
  • Thông thường, thủy đậu là bệnh lành tính. Nhưng bệnh cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt đậu, viêm mô tế bào, viêm gan… Một số trường hợp có thể gây tử vong nếu người bệnh không được điều trị kịp thời.
  • Viêm phổi do thủy đậu, ít khi xảy ra hơn, nhưng rất nặng và rất khó trị.
  • Người mẹ mắc bệnh thủy đậu khi đang mang thai có thể sinh con bị dị tật bẩm sinh.
  • Bệnh thủy đậu ở người lớn thường nặng hơn trẻ em.
Phòng bệnh thủy đậu
  • Biện pháp chủ động để phòng ngừa bệnh thủy đậu hữu hiệu nhất là chủng ngừa.
Chăm sóc người bệnh bị thủy đậu
  • Cách ly người bệnh đến khi khỏi hẳn (thời gian cách ly là khoảng 7 đến 10 ngày), cho người bệnh nằm trong phòng riêng, thoáng khí, có ánh sáng mặt trời.
  • Vệ sinh cá nhân, bôi thuốc Miliang lên các “nốt đậu”.
  • Đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Chữa bệnh thủy đậu cho trẻ nhanh hết
  • Cách ly trẻ: Nếu trẻ mắc bệnh thủy đậu cần cách ly trẻ với những người khác. Tất cả đồ dùng cá nhân của trẻ như bát đũa, khăn mặt, bàn chải đánh răng,… phải dùng riêng.
  • Vệ sinh chăm sóc trẻ: Rửa tay và cắt ngắn móng tay cho trẻ. Trẻ nhỏ phải cho mang bao tay để tránh cào gãi vào các nốt thủy đậu.
  • Cần giữ vệ sinh cho trẻ bằng cách: Dùng nước ấm và khăn mềm thấm nước lau người cho trẻ, lau rửa nhẹ nhàng, tránh làm trợt các nốt thủy đậu. Sau đó dùng khăn xô thấm khô người và mặc quần áo cho trẻ.
  • Đối với khẩu phần ăn hàng ngày cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, uống nhiều nước như nước lọc, nước canh và ăn thêm hoa quả bổ sung vitamin như cam, chuối,…
  • Đưa bé đi khám bác sĩ: Khi trẻ có các biểu hiện của thủy đậu, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và có chỉ định điều trị phù hợp. Thông thường bác sĩ sẽ cho trẻ dùng thuốc hạ sốt (nếu trẻ sốt cao), kháng sinh (để chống bội nhiễm) và thuốc bôi ngoài da. Việc dùng thuốc gì phụ thuộc vào cơ địa của từng trẻ và phải theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Trong quá trình điều trị và chăm trẻ vẫn cần chú ý theo dõi kỹ tình trạng của trẻ. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu sốt cao không hạ nhiệt hoặc đã hạ sốt nhưng đột nhiên sốt cao trở lại; các mụn thủy đậu bị vỡ gây trầy xước da, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

Tác giả: Mầm non Ánh Dương

Nguồn tin: Sưu tầm:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Bộ giáo dục và đào tạo
Mas
Network and partners
Hội thảo về bé
Liên hệ với chúng tôi


Thống kê truy cập
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay741
  • Tháng hiện tại15,051
  • Tổng lượt truy cập1,123,342
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây