CÁCH GIAO TIẾP HIỆU QUẢ VỚI CON TRẺ

Thứ năm - 09/06/2022 17:02
Mỗi tương tác giữa bạn và con trẻ đều được coi là một hình thức giao tiếp. Việc giao tiếp không chỉ có ngôn từ mà còn bao gồm cả giọng nói của bạn, ánh mắt của bạn và những cái ôm và nụ hôn mà bạn trao cho trẻ - tất cả đều truyền tải thông điệp đến trẻ. Cách bạn giao tiếp với trẻ không chỉ dạy trẻ cách giao tiếp với người khác mà còn định hình sự phát triển cảm xúc của trẻ và cách trẻ xây dựng các mối quan hệ sau này trong cuộc sống.
9 cách để củng cố mối quan hệ thông qua lời nói và hành động
9 cách để củng cố mối quan hệ thông qua lời nói và hành động

             Các hình thức giao tiếp
Giao tiếp có thể được thực hiện dưới hai hình thức: bằng lời nói và phi ngôn ngữ.
Giao tiếp bằng lời nói là cách chúng ta giao tiếp bằng ngôn từ, cũng như bao gồm:

  • Cao độ và giọng nói
  • Từ ngữ
  • Phương ngữ hoặc những từ ngữ mà con trẻ có thể hiểu một cách tốt nhất

Giao tiếp phi ngôn ngữ là giao tiếp có chủ đích và không chủ đích thông qua ngôn ngữ cơ thể, bao gồm:

  • Biểu cảm khuôn mặt
  • Giao tiếp qua ánh mắt
  • Không gian cá nhân
  • Cử chỉ tay
  • Tiếp xúc thể chất như ôm

Hãy thử chín lời khuyên sau để thực hành các kỹ năng giao tiếp bằng lời nói và giao tiếp phi ngôn ngữ:
       1. Lắng nghe chủ động
Lắng nghe chủ động giúp trẻ cảm thấy được lắng nghe và được thấu hiểu. Bằng cách sử dụng các cử chỉ như nụ cười khích lệ và gật đầu khẳng định, bạn có thể cho trẻ thấy rằng bạn đang quan tâm đến những gì trẻ nói và những điều trẻ thực sự quan tâm. Hạ thấp người ngang tầm mắt với trẻ khi nói chuyện có thể giúp trẻ cảm thấy an toàn và gắn kết hơn với bạn.
Cho trẻ thấy bạn đang chăm chú lắng nghe những gì trẻ nói bằng cách hỏi trẻ những câu hỏi như “cái gì?”, "tại sao?" và “làm thế nào?". Điều này cũng giúp trẻ cải thiện kỹ năng giao tiếp của chính mình bằng cách dạy trẻ cách kể một câu chuyện và những chi tiết cần đưa vào câu chuyện đó.

cha me va con cai 1


      2. Lắng nghe phản xạ
Một cách tuyệt vời để cho trẻ thấy rằng bạn đang chú ý và quan tâm đến những gì trẻ nói là hành động như một tấm gương. Lặp lại những gì trẻ nói với bạn bằng các từ khác. Ví dụ như nếu trẻ nói: “Con không chơi với Marco nữa”, bạn có thể trả lời rằng: “Con không chơi với bạn nữa sao?”. Điều này sẽ giúp trẻ bộc lộ cảm xúc mà không cảm thấy bị phán xét. Bạn có thể sẽ ngạc nhiên về mức độ mà trẻ chia sẻ với bạn!
      3. Nói rõ ràng
Sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu và phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Nói rõ ràng, cụ thể và không sử dụng những lời nói xúc phạm. Sử dụng ngôn ngữ tử tế sẽ giúp trẻ noi theo. Cần nhớ rằng cuộc trò chuyện phải khiến trẻ cảm thấy được tôn trọng và yêu thương.

z2127153682827 bc3606c26b1bacefc45464d18ce9ef32


      4. Tránh thưởng cho trẻ
Đưa ra những phần thưởng như kẹo khi trẻ thực hiện những hành vi cơ bản có thể chỉ giúp bạn kiểm soát được tình hình trong một thời gian ngắn, mà chúng sẽ không giúp bạn xây dựng ranh giới rõ ràng và có thể dẫn đến việc mất lòng tin giữa bạn và trẻ. Cố gắng đặt ra những kỳ vọng rõ ràng và thực tế về những gì bạn muốn trẻ làm, khen ngợi hành vi tốt khi quan sát được và bình tĩnh xử lý để khuyến khích trẻ thực hiện những hành vi tốt hơn khi cần thiết.
      5. Lý giải những cảm xúc
Để giúp trẻ phát triển trí tuệ cảm xúc, trẻ cần phải học cách gọi tên những cảm xúc của mình. Khi trẻ thể hiện cảm xúc của mình bằng lời nói, hãy lắng nghe những gì trẻ nói với sự đồng cảm và không phán xét. Nhìn nhận cuộc sống dưới con mắt của trẻ. Nếu trẻ thể hiện cảm xúc thông qua hình thức phi ngôn ngữ - ví dụ như thông qua cơn giận dữ hoặc cười và vui vẻ khi thực hiện một hoạt động mà trẻ yêu thích - hãy giúp trẻ diễn đạt bằng lời cảm xúc của bản thân, chẳng hạn như vui, buồn, thoải mái, tổn thương, sợ hãi , đói, tự hào, buồn ngủ, tức giận, bất lực, cáu kỉnh, xấu hổ hoặc vui mừng.
      6. Sử dụng lời nói “thông báo”
Khi bạn khen ngợi trẻ về những hành động cụ thể, điều đó sẽ giúp trẻ cảm thấy tốt hơn về bản thân và cho trẻ biết bạn thích những hành vi nào. Thay vì nói "Con làm tốt lắm!", hãy thử nói cụ thể hơn như: "Cha/mẹ để ý thấy con đã cất hết đồ chơi sau khi chơi xong. Con làm tốt lắm!"

 

z2461378497614 01c1163184f59c2e1a98cbb72ea8bbbc


      7. Chơi đùa vui vẻ cùng trẻ
Khi trẻ lớn lên, việc nuôi dạy trẻ dường như là một nhiệm vụ không thể coi thường. Đó là lý do vì sao việc chơi đùa và trò chuyện vui vẻ với trẻ lại càng quan trọng hơn - đây là cách tuyệt vời để củng cố mối quan hệ của bạn! Tìm cách liên hệ với trẻ như nói điều gì đó tích cực về một thứ mà trẻ quan tâm, chú ý đến sở thích của trẻ và chơi đùa với trẻ. Hãy nhớ cười đùa cùng trẻ chứ không phải là cười cợt trẻ.
       8. Tập trung vào hành vi của trẻ
Nếu bạn không hài lòng với trẻ về một điều gì đó, hãy đảm bảo rằng bạn phê bình và nhận xét hành vi của trẻ chứ không phải chính bản thân trẻ. Ví dụ như thay vì nói “Cha/mẹ không thích con bừa bộn”, hãy thử nói rằng “Cha/mẹ không thích việc con để quần áo trên sàn nhà”.
       9. Làm gương cho trẻ
Cân nhắc xem liệu bạn có đang là một tấm gương tốt cho trẻ. Cha mẹ chính là cầu nối đưa con trẻ đến với thế giới. Những gì trẻ thấy bạn làm cũng quan trọng như những điều trẻ nghe từ bạn.
Chỉ hứa với trẻ nếu bạn chắc chắn rằng mình có thể giữ lời hứa. Điều này giúp xây dựng và duy trì lòng tin giữa bạn và trẻ.
       Hãy ghi nhớ rằng làm gương cho trẻ bằng sự tử tế và tình yêu thương luôn là cách cần thiết khi giao tiếp và gắn kết với con trẻ!

Nguồn tin: UNICEF VIỆT NAM

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Bộ giáo dục và đào tạo
Mas
Network and partners
Hội thảo về bé
Liên hệ với chúng tôi


Thống kê truy cập
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay369
  • Tháng hiện tại26,764
  • Tổng lượt truy cập1,274,839
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây