STT | NỘI DUNG | KÊNH | TG phát sóng |
1 | Chương trình : Vì tầmvócviệt | VTV1 | 20h hàng ngày |
2 | Các bài dạy cho trẻ làm quen với chữ cái (chương trình ABC vui từng giờ) | VTV7 | 9h thứ 2- chủ nhật |
3 | Dạy cho trẻ những phẩm chất cần thiết trong cuộc sống; | VTV7 | |
4 | -Trẻ làm quen với số đếm (chương trình 123 ta cùng đếm) | VTV7 | |
5 | Chương trình : VTV7 KID: Cùng nhún nhảy; ngày xưa cổ tích, những người bạn cầu vồng, bạn là hình gì?.... |
Tên hoạt dộng | Hướng dẫn thực hiện hoạt động |
Hoạt động LQVH: Sự tích ngày và đêm - Mục đích + Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, biết được nhân vật, tính cách của các nhân vật trong chuyện, trình tự câu chuyện. + Qua câu chuyện trẻ biết được ban ngày, ban đêm, mặt trăng, mặt trờ.i + Trẻ biết bảo vệ sức khỏe của mình theo lịch sinh hoạt ngày và đêm. + Trẻ biết kể lại truyện theo tranh. - Chuẩn bị: + Giấy, bút sáp màu. |
1. Cha mẹ cho trẻ xem clip theo đường link. https://www.youtube.com/watch?v=tCpqXq2678A 2. Trò chuyện với trẻ - Con vừa được xem câu chuyện sự tích ngày và đêm, con nói cho bố/mẹ biết trong câu chuyện có những nhân vật nào? - Mặt trăng thích cái gì của Gà trống? - Khi gà trống không đổi thái độ của Măt trăng thế nào? - Khi bị rơi mũ gà trống đã đi đâu để tìm? - Thế Gà trống đã nhìn thấy chiếc mũ đỏ của mình ở đâu? - Sau khi tìm thấy mũ thì Gà trống có bay lên trời được nữa không? - Khi Gà trống không về trời được gà đã nhờ ai giúp đỡ? - Mặt trời đã nói gì với Gà trống? - Nghe lời của Mặt trời, mỗi sáng thức dậy Gà trống làm gì nào? - Còn Mặt trăng thì cảm thấy như thê nào? - Qua câu chuyện này các con nhận ra điều gì? Và biết được vì sao có ngày và đêm? -> Qua câu chuyện trẻ giúp trẻ biết đoàn kết, quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn. Biết bảo vệ sức khỏe của mình theo lịch sinh hoạt ngày và đêm. - Cha/mẹ hỗ trợ con trả lời câu hỏi. - Cha/mẹ cho con kể lại câu chuyện. 3. Bài tập phối hợp Bố mẹ hãy quay, chụp lại hình ảnh con tập kể chuyện theo tranh và vẽ các nhân vật trong chuyện. Đó cũng như một hình thức lưu giữ quá trình trưởng thành của con |
Hoạt động HD Kỹ năng Nhặt rau giúp mẹ - Mục đích + Trẻ biết cách nhặt rau + Trẻ biết giúp bố mẹ những việc vừa sức với mình. - Chuẩn bị: + Rau muống(Rau ngót, rau cải….) + Rổ đựng |
1. Cha mẹ cho trẻ xem clip theo đường link. https://www.youtube.com/watch?v=2I3ISCi9ZrQ 2. Trò chuyện với trẻ - Cha/mẹ hỏi con hàng ngày trong bữa ăn thường có những món gì? - Cha/mẹ hỏi con đã biết cách nhặt rau chưa? - Nhặt rau đúng cách như thế nào? -> Khái quát: Dùng hai rổ đựng rau. Con lấy từng cây rau muống, tay trái cầm thân cây, tay phải dùng ngón cái và trỏ ngắt lấy phần ngọn mềm, non... cho vào rổ kia 3. Trẻ nhặt rau - Con vừa được xem cách nhặt rau, con nói cho bố/mẹ biết cách nhặt rau như thế nào? - Cha/mẹ hỗ trợ con nhặt rau. 4. Bài tập phối hợp Bố mẹ hãy quay, chụp ảnh con nhặt rau và gửi cho các cô. Đó cũng như một hình thức lưu giữ quá trình trưởng thành của con. |
Tạo hình Hướng dẫn bé làm con bướm bằng giấy - Mục đích: Trẻ biết cách gấp, cắt, dán, buộc theo hướng dẫn tạo thành hình con bướm. - Chuẩn bị : Giấy màu hồ dán, khăn ướt, dây chỉ |
1.Cha mẹ cho trẻ xem đường link https://www.youtube.com/watch?v=BumER-hbRXI 2.Trò chuyện với trẻ - Con Bướm có đặc điểm gì? ( Có 4 cánh, râu dài..). - Muốn gấp được con bướm con cần chuẩn bị những gì? - Khi gấp con bướm con phải chuẩn bị mấy tờ giấy hình vuông? ->Cha/mẹ hướng dẫn con chọn 1 tờ giấy to làm cánh dưới con bướm, 1 tờ giấy nhở hơn để làm cánh trên của bướm. +Muốn gấp được con bướm chúng mình phải gấp như thế nào? ->Con gấp chéo tờ giấy tạo thành hình tam giác, sau đó con gấp đôi dần dần tờ giấy đến khi tờ giấy tạo thành đường thẳng có chiều rộng bằng 1 đốt ngón tay của chúng mình. Con mở tờ giấy ra gấp lần lượt mặt trái rồi đến mặt phải cứ như thế cho đến hết tờ giấy. +Sau khi gấp cánh bướm xong con làm làm thế nào để 2 cánh bướm dính lại với nhau? ->Khi gấp xong 2 cánh trên, cánh dưới con bướm cha/mẹ hướng dẫn con gấp đôi cánh bướm lại lấy dây chỉ để buộc ở giữa. +Xong phần cánh chúng mình làm gì cho con bướm them đẹp? -> Tiếp đến cha/mẹ hướng dẫn con lấy hai râu đính vào cho con bướm thêm đẹp nhé. 3. Trẻ thực hiện: Cha/mẹ bật lại clip và dừng theo từng bước để trẻ thực hiện. Chỉ hỗ trợ con khi cần thiết. ->Bố mẹ hãy quay, chụp ảnh sản phẩm của con và gửi cho các cô. Đó cũng như một hình thức lưu giữ quá trình trưởng thành của con. |
Hình thành biểu tượng toán Ôn số lượng và chữ số trong phạm vi 8 - Mục đích: + Trẻ nhận ra số lượng đồ vật trong phạm vi 8 và nhận biết chữ số 8 + Trẻ tạo ra các nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 8. - Chuẩn bị + Các nhóm đồ vật trong nhà có số lượng 8. + Phụ huynh tận dụng những đồ dùng sẵn có trong gia đình để trẻ tập đếm.(cốc,bát, thìa, đũa, sỏi, lego…) + Cha mẹ làm các thẻ số bằng cách cắt các mảnh giấy hình chữ nhật to bằng bàn tay và viết các số. |
1.Cha mẹ cho trẻ xem đường link https://www.youtube.com/watch?v=VazokgODwHI 2.Các trò chơi Trò chơi 1: Tìm nhóm có 8 đồ vật ( đồ chơi) trong phòng: cha/mẹ chuẩn bị sẵn 2-3 nhóm đồ vật có số lượng là 8 trong phòng như: 8 cái thìa, 8 cái cốc, 9 cái bát (sử dụng những gì trong nhà có)… để trẻ tìm và đếm Trò chơi 2: Tạo nhóm số lượng theo yêu cầu - Trẻ lấy 8 chi tiết lego hoặc lắp ghép, sỏi,cốc, thìa… (các đồ chơi nhỏ mà trẻ có thể dễ dàng sắp xếp) - Với đồ vật có ở nhà cha/mẹ yêu cầu: + ví dụ: Xếp theo hàng ngang hoặc hàng dọc 8 cái cốc. Trẻ xếp xong yêu cầu trẻ đém lại và đặt thẻ số bên cạnh. + Tương tự: Xếp theo hàng ngang hoặc hàng dọc 8/6/4 cái cốc. Đếm và đặt thẻ số. Trò chơi 3: Tách nhóm số lượng 8 theo yêu cầu - Trẻ lấy 8 chi tiết lego hoặc lắp ghép, bát, thìa,sỏi… (các đồ chơi nhỏ mà trẻ có thể dễ dàng sắp xếp) - Với đồ vật có ở nhà cha/mẹ yêu cầu: + ví dụ: Tách 8 viên sỏi ra thành 2 nhóm:1-8,7-2,3-5,4-4. Trẻ xếp xong yêu cầu trẻ đếm lại và đặt thẻ số bên cạnh.Sau mỗi lần tách cho trẻ gộp lại và đếm đạt thẻ số tương ứng. Trò chơi 4: Tìm chữ số còn thiếu - Cha/mẹ viết dãy số theo thứ tự từ 1đến 8 và để cách 1 số không viêt. Trẻ tìm chữ số còn thiếu và viết vào. VD: 1, 2, 3, 4…..6,7,8 Trò chơi 5: Cha mẹ có thể in thêm bài tập giấy cho trẻ làm |
LQCV:Làm quen chữ cái p,q - Mục đích: + Trẻ nhận biết được chữ cái p,q + Trẻ tạo được chữ cái p,q thông qua các trò chơi. - Chuẩn bị + Các loại hột, hạt (hạt bưởi, na, hay sỏi …) + Giấy một mặt, bút sáp màu +Sách báo cũ, bút chì. + Các đồ dùng trong gia đình. |
1.Cha mẹ cho trẻ xem đường link - https://www.youtube.com/watch?v=gjdzJilXxxA - https://www.youtube.com/watch?v=fCZw8HoD1Zw 2 . Các trò chơi Trò chơi 1: Xếp chữ cái p,q bằng các hột, hạt (sử dụng những gì trong nhà có)… để trẻ tạo thành chữa cái p,q . Trò chơi 2: Vẽ trang trí các chữ cái p,q. - Với giấy một mặt cha/mẹ cho con vẽ, tô, đồ các chữ cái p,q sau đó tô màu, trang trí cho chữ cái đó thêm đẹp. Trò chơi 3: Gạch chân các chữ cái p,q trong sách, báo(sử dụng những sách báo có sẵn trong nhà)….để trẻ chơi, Cha/mẹ hướng dẫn con tìm và gạch chân các chữ cái p,q từ trái qua phải,từ trên xuống dưới. Trò chơi 4: Cha/mẹ cho trẻ quan sát xem trong nhà con có những đồ dùng gì mà tên các đồ dùng đó có chứa các chữ cái p,q ví dụ: “cái quạt” có chứa chữ cái q. “Cặp sách” có chứa chữ cái p….. Trò chơi 5: Cha mẹ có thể in thêm bài tập giấy cho trẻ làm. |
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn