STT | NỘI DUNG | KÊNH | TG phát sóng |
1 | Chương trình : Vì tầm vóc việt | VTV1 | 20h hàng ngày |
2 | Các bài dạy cho trẻ làm quen với chữ cái (chương trình ABC vui từng giờ) | VTV7 | 9h thứ 2- chủ nhật |
3 | Dạy cho trẻ những phẩm chất cần thiết trong cuộc sống; | VTV7 | |
4 | -Trẻ làm quen với số đếm (chương trình 123 ta cùng đếm) | VTV7 | |
5 | Chương trình : VTV7 KID: Cùng nhún nhảy; ngày xưa cổ tích, những người bạn cầu vồng, bạn là hình gì?.... |
Tên hoạt dộng | Hướng dẫn thực hiện hoạt động |
Tạo hình Hướng dẫn bé gấp thuyền đáy phẳng có mui: - Mục đích: +Trẻ biết cách gấp chiếc thuyền đáy phẳng có mui theo hướng dẫn .. + Trẻ biết yêu quý giữ gìn sản phẩm. - Chuẩn bị : + Giấy, kéo… |
1. Cha mẹ cho trẻ xem clip theo đường link. https://laguhitsku.net/download-lagu-th%E1%BB%A7-cong-2-g%E1%BA%A5p-thuy%E1%BB%81n-%C4%91ay-ph%E1%BA%B3ng-co-mui-sobee-vn/pUCmwmFNqCg.html 2. Trò chuyện với trẻ. - Cha/mẹ hỏi trẻ để gấp chiếc thuyền đáy phẳng có mui con cần chuẩn bị những gì? - Giấy có dạng hình gì ? – Hình chữ nhật - Các bước gấp thuyền? + Gập 2 đầu tờ giấy vào khoảng 2 đốt tay theo chiều ngang + Gấp đôi tờ giấy theo chiều dài ( mép giấy vừa gấp nằm phía trong) + Gấp đôi 1 lớp tờ giấy theo chiều ngược lại. Tương tự với lớp giấy còn lại + Gấp 1 đấy dưới lên sao cho mép dưới trùng khít mếp trên tạo tành 1 hình tam giác. Lật ngược và làm tương tự với lớp giấy còn lại. + Gấp tiếp 2 góc dưới lên 1 lần nữa ( mép dưới trùng với mép trên) + Lật giấy và làm với 2 góc còn lại + Gấp đôi lớp giấy phía trên lên, lật ngược và làm với lớp giấy còn lại + Lồng ngón tay vào 2 mép giấy lộn ngược lại, nâng 2 mép giấy lên tạo thành mui thuyền, - Cha/mẹ cùng con nhắc các bước, nhắc con vuốt phẳng, vuốt các nếp gấp, các nếp gấp cách đều, kiên trì, khéo léo. 3. Trẻ thực hiện: Cha/mẹ bật lại clip và dừng theo từng bước để trẻ thực hiện. Chỉ hỗ trợ con khi cần thiết. 4. Bài tập phối hợp. ->Cha/ mẹ hãy quay, chụp ảnh sản phẩm của con và gửi cho các cô. Đó cũng như một hình thức lưu giữ quá trình trưởng thành của con. |
Âm nhạc Hướng dẫn trẻ vận động theo nhạc bài hát: Ghen Cô Vy - Mục đích: + Trẻ biết cách vận động theo nhạc bài hát “Ghen Cô Vy” +Qua bài hát trẻ biết phòng chống dịch bệnh. - Chuẩn bị: + Địa điểm phòng tập rộng rãi. |
1. Cha mẹ cho trẻ xem clip theo đường link. https://www.youtube.com/watch?v=hkEUYmYoX5c 2. Trò chuyện với trẻ. * Cha/mẹ trò chuyện với trẻ về bài hát. - Có một bài hát rất hay nói về cách phòng chống dịch bệnh con có biết đó là bài hát gì không? - Bài hát nhắc nhở chúng ta điều gì? - Để phòng chống bệnh corona thì con phải làm gì? (Đeo khẩu trang, rửa tay, ăn uống đầy đử chất, không tiếp xúc với nhiều người….) - Cha mẹ cho con xem video bài hát Ghen Cô Vy- Cha/mẹ cho con nói về các động tác vận động trong bài hát.* Cha mẹ hướng dẫn con các động tác vận động theo lời bài hát . - Với câu hát đầu tiên “Dạo gần đây, có một virus rất hot. Tên của em ấy Corona” gồm 3 động tác: + Động tác thứ nhất 1 lần 4 nhịp: Chân phải bước lên, người chếch sang bên phải, hai tay khoanh trước ngực đồng thời lắc hông + Động tác thứ hai 1 lần 4 nhịp: Hai tay đưa lên ngang với mặt, lòng bàn tay hướng vào nhau, gập cổ tay, lắc hông + Động tác thứ ba 1 lần 8 nhịp: Tay trái chống vào hông, tay phải nắm lại và ngón trỏ chỉ sang phía tay phải, lắc hông. -Với câu hát thứ hai “ Quê của em ở Vũ Hán. Đang bình yên bỗng chợt thoát ra” sẽ gồm có ba động tác: + Động tác thứ nhất 1 lần 4 nhịp: Chân trái bước lên, người chếch sang bên trái, hai tay khoanh trước ngực đồng thời lắc hông + Động tác thứ hai 1 lần 4 nhịp: Tay phải chống xuống hông, tay trái đưa lên ngang trán, lắc hông. + Động tác thứ ba 1 lần 8 nhịp: Tay phải chống vào hông, tay trái nắm lại và ngón trỏ chỉ sang phía tay trái, lắc hông. - Với câu hát “ Chắc chắn ta nên đề cao cảnh giác. Đừng để em ấy phát tán” gồm hai động tác: + Động tác thứ nhất 1 lần 8 nhịp: Bước sang phải đồng thời tay phải đưa lên sau đó bước sang trái đồng thời tay trái đưa lên. + Động tác thứ hai 1 lần 8 nhịp: Hai tay vẫn giữ vị trí ngang mặt, chếch người sang phải đồng thời chân phải đưa lên, hai tay phẩy từ trên xuống, lắc hông. -Với câu hát “ Chắc chắn ta nên quyết tâm tự giác. Để dịch bệnh không bùng cháy lên” gồm có hai động tác: + Động tác thứ nhất 1 lần 8 nhịp: Chân bước sang trái đồng thời đưa tay trái lên sau đó bước sang phải đông thời đưa tay phải lên. + Động tác thứ hai 1 lần 8 nhịp: Nhún người xuống, hai tay đưa xuống và tỏa lên trên cao. ->Đoạn điệp khúc hai tay đan vào nhau, bước sang phải, sang trái. Hai tay đưa lên mắt, mũi, miệng sau đó đưa tay ra trước ngực đẩy lên. Tiếp theo nhảy sang phải xoa xoa tay và nhảy sang trái. Cuối cùng là những động tác “Các bước rửa tay” mà chúng mình đã được học rồi. ->GD: Cha/mẹ nhắc nhở con thường xuyên rửa tay, đeo khẩu trang, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh phòng chống dịch bệnh. 3. Trẻ thực hiện: - Cha/mẹ bật lại clip và dừng theo từng bước để trẻ vận động theo nhạc của bài hát. Chỉ hỗ trợ con khi cần thiết. 4. Bài tập phối hợp ->Cha/ mẹ hãy quay, chụp ảnh con khi thực hiện vận động theo nhạc bài hát và gửi cho các cô. Đó cũng như một hình thức lưu giữ quá trình trưởng thành của con. |
Hoạt động HD Kỹ năng Mời trà, rửa cốc - Mục đích + Trẻ biết cách mời trà, rửa cốc chén. + Trẻ biết giúp bố mẹ những việc vừa sức với mình. +GD trẻ biết có khách đến nhà phải mời khách uống nước, biết giúp đỡ bố mẹ những việc vừa sức: rửa cốc chén, quét nhà… - Chuẩn bị: + Bộ ấm trà(cốc chén đồ dùng sẵn có trong gia đình) + Chậu, nước rửa cốc chén, giẻ… |
1. Cha mẹ cho trẻ xem clip theo đường link. https://www.youtube.com/watch?v=42NhyMInTLM 2. Trò chuyện với trẻ + Cha/mẹ trò chuyện với con: - Con đã biết cách rót nước mời trà chưa? - Khi rót nước mời trà con cần lưu ý điều gì? (Rót nhẹ nhàng, không được để ấm cao qúa nước sẽ bị bắn tung tóe ra ngoài) - Con rót nước như thế nào là đúng cách? - Con đã biết rửa cốc chén chưa? (Rửa thật sạch, úp cốc chén nhẹ nhàng) - Con hãy nói cho cha/mẹ biết cách mời trà và cách rửa cốc chén nào? -> Khái quát: + Cách mời trà:Trẻ biết tay phải cầm quai chén, tay trái đỡ đế chén, mời mọi người. + Cách rửa cốc:Trẻ biết tay phải cầm cốc, tay trái cầm rẻ rửa cốc, rửa từ trong ra ngoài tráng sạch cốc và úp vào nơi quy định. -> Giáo dục trẻ khi có khách đến chơi thì các con phải biết rót nước mời khách uống…. (mời bằng 2 tay, thêm hướng dẫn cách nói mời…) và trẻ biết giúp đỡ bố mẹ rửa ấm chén ….. 3. Trẻ thực hiện - Con vừa được xem cách mời trà, cách rửa cốc , con nói cho bố/mẹ biết cách cách mời trà, cách rửa cốc như thế nào? - Cha/mẹ hỗ trợ con thực hiện. 4. Bài tập phối hợp Bố mẹ hãy quay, chụp ảnh con mời trà, rửa cốc và gửi cho các cô. Đó cũng như một hình thức lưu giữ quá trình trưởng thành của con. |
Hoạt động LQVH: Thơ: Mèo đi câu cá - Mục đích + Trẻ hiểu nội dung bài thơ mèo đi câu cá. + Trẻ thuộc thơ và biết đọc thơ diễn cảm. + Qua bài thơ trẻ biết cần phải chăm chỉ,không lười biếng,ỷ lại vào người khác. - Chuẩn bị: + Giấy, bút sáp màu |
1. Cha mẹ cho trẻ xem clip theo đường link. https://www.youtube.com/watch?v=RggXmTBxVnE 2. Trò chuyện với trẻ - Cha/mẹ hãy giúp con hiểu rõ về nội dung bài thơ qua các câu hỏi sau: +Trong bài thơ nói đến ai? +Trong bài thơ anh em mèo trắng đi làm gì? +Mèo anh,mèo em câu cá ở đâu? +Vậy mèo anh có câu được cá không? + Mèo anh đã làm gì? +Thế còn mèo em thì như thế nào? Câu thơ nào nói lên điều đó? + Kết quả của buổi đi câu của hai anh em mèo thế nào? vì sao? + Khi đọc bài thơ này con đọc với giọng như thế nào? (Vui tươi, hồn nhiên, nhí nhảnh) +Hai câu thơ cuối con đọc thể hiện giọng điệu như thế nào? ->Giáo dục trẻ:Vì mải chơi và ỷ lại vào nhau nên anh em mèo đã không câu được con cá nào và không có gì để ăn.Các con nhớ không được lười biếng,không được ỷ lại vào người khác mà phải chăm chỉ,siêng năng thì mới là con ngoan trò giỏi của ông bà,cha mẹ và thầy cô. - Cha/mẹ hướng dẫn con đọc thơ: + Cha/mẹ hãy mở video cho con nghe bài thơ 2-3 lần + Cha/mẹ hướng dẫn con đọc thơ diễn cảm thể hiện được giọng điệu của các nhân vật trong bài thơ. 4. Bài tập phối hợp Bố mẹ hãy quay, chụp lại hình ảnh con đọc thơ và vẽ các nhân vật trong bài thơ gửi cho các cô. Đó cũng như một hình thức lưu giữ quá trình trưởng thành của con |
Hình thành biểu tượng toán Ôn nhận biết số lượng và chữ số trong phạm vi 9 - Mục đích: + Trẻ nhận ra số lượng đồ vật trong phạm vi 9 và nhận biết chữ số 9 + Trẻ tạo ra các nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 9. - Chuẩn bị + Các nhóm đồ vật trong nhà có số lượng 9.Sử dụng những đồ dùng trong nhà sẵn có như: (bát, thìa, cốc, hạt lạc, sỏi….) + Cha mẹ làm các thẻ số bằng cách cắt các mảnh giấy hình chữ nhật to bằng bàn tay và viết các số. |
1.Cha mẹ cho trẻ xem đường link https://youtu.be/2UQLkqu_FWE 2. Các trò chơi Trò chơi 1: Tìm nhóm có 9 đồ vật ( đồ chơi) trong phòng: cha/mẹ chuẩn bị sẵn 2-3 nhóm đồ vật có số lượng là 9 trong phòng như: 9 bông hoa, 9 cái cốc, 9 cái bát (sử dụng những gì trong nhà có)… để trẻ tìm và đếm. Trò chơi 2: Tạo nhóm số lượng theo yêu cầu - Trẻ lấy 9 chi tiết lego hoặc lắp ghép, hoặc thìa, bát, cốc, hạt lạc, sỏi… (các đồ chơi nhỏ mà trẻ có thể dễ dàng sắp xếp) - Với đồ vật có ở nhà cha/mẹ yêu cầu: + ví dụ: Xếp theo hàng ngang hoặc hàng dọc 8 viên sỏi(cốc, thìa…). Trẻ xếp xong yêu cầu trẻ đém lại và đặt thẻ số bên cạnh + Tương tự: Xếp theo hàng ngang hoặc hàng dọc 9/7/5/6 viên sỏi(cốc, thìa…). Đếm và đặt thẻ số. Trò chơi 3: Bấm số trên điện thoại Cha mẹ đọc số điện thoại của người thân và yêu cầu trẻ bấm số Trò chơi 4: Tìm chữ số còn thiếu - Cha/mẹ viết dãy số theo thứ tự từ 1đến 9 và để cách 1 số không viết. Trẻ tìm chữ số còn thiếu và viết vào. VD: 1, 2, 3, 4…..6,7,8,9 Trò chơi 5: Cha mẹ có thể in thêm bài tập giấy cho trẻ làm |
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn