Hoạt động | Thời gian | ||||||
Tuần I (Từ ngày 31/10-4/11) |
Tuần II (Từ ngày 7/11-11/11) |
Tuần III (Từ ngày 14/11-18/11) |
Tuần IV (Từ ngày 21/11-25/11) |
Tuần V (Từ ngày 28/11-2/12) |
|||
Đón trẻ Thể dục sáng |
- Cô niềm nở, vui vẻ đón trẻ vào lớp, tạo không khí vui tươi cho trẻ, động viên, khuyến khích trẻ đi học đều chuyên cần. - Tiếp tục tập cho trẻ cách chào hỏi lễ phép, biết nói cảm ơn, xin lỗi (MT81) ( Khoanh tay cúi đầu chào cô, chào bố, mẹ, ông bà) - Tiếp tục rèn trẻ tự cởi giầy dép và cất đồ dùng đúng nơi quy định, đúng ký hiệu của mình - Trao đổi với phụ huynh về tình hình tiến bộ của trẻ ở lớp, tuyên truyền phụ huynh tập luyện thêm cho con một số kỹ năng: nói đủ câu, thưa gửi lễ phép, biết cảm ơn xin lỗi đúng lúc, đúng chỗ. - Cho trẻ nghe băng đài các bài hát thiếu nhi có trong chương trình. - Cho trẻ lựa chọn đồ chơi, chơi theo ý thích. * Tập các động tác phát triên nhóm cơ và hô hấp qua bài bài thể dục sáng kế hợp với nhạc chung của nhà trường. - Động tác tay: + Đưa hai tay lên cao, ra trước, sang 2 bên. - Động tác Lườn- bụng: + Nghiêng người sang trái – sang phải - Động tác chân: + Bước một chân ra trước khụyu gối - Động tác bật nhảy: + Bật tách chân, khép chân |
||||||
Trò chuyện | - Trò chuyện với trẻ về gia đình của trẻ, địa chỉ, số nhà, đường phố/thôn, xóm của trẻ (MT34) - Trò chuyện với trẻ về ngày chủ nhật của gia đình bé, ngày chủ nhật bé được đi đâu, được mẹ nấu cho ăn những món gì? Bé có biết mẹ chế biến món ăn đó như thế nào không? Hãy chia sẻ cho cô và các bạn cùng biết? Món ăn nào mẹ nấu bé thích ăn nhất? Tại sao bé thích? Bé đã giúp mẹ làm những gì? Bé cảm thấy thế nào khi giúp đỡ mẹ? …(MT56,57) - Trò chuyện về một số đồ dùng trong căn bếp nhà bé. - Trò chuyện về ngày 20/11 (ngày nhà giáo Việt Nam) ->Tập nói những lời chúc mừng, yêu thương giành cho các cô giáo. - Trò chuyện về vật nuôi trong gia đình, động vật sống trong rừng, sự thay đổi kỳ diệu của con vật + Trong gia đình con có nuôi con vật gì? + Con thường làm gì để chăm sóc con vật đó. + Con hãy kể tên 1 số động vật sống trong rừng mà con biết… |
||||||
Hoạt động học |
Thứ 2 | Thể chất - VĐCB: Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh - Trò chơi: Chuyền bóng |
Thể chất - VĐCB: Bò chui qua cổng - Trò chơi: Mèo đuổi chuột |
Thể chất - VĐCB: Ném xa bằng một tay - Trò chơi: Kéo co |
Thể chất - VĐCB: Bật tách chân, khép chân qua 5 ô - Trò chơi: Chuyền vòng |
Thể chất - VĐCB: Chạy chậm 60-80m - Trò chơi: Ném bóng vào rổ |
|
Thứ 3 | Khám phá Đồ dùng phòng ăn nhà bé |
Khám phá Những chú gà đáng yêu |
Khám phá Ngày nhà giáo Việt Nam ( 20/11) |
Khám phá Nhận biết con vật hiền lành, con vật hung dữ |
Khám phá Chú Sâu biến hình |
||
Thứ 4 | Tạo hình Vẽ chiếc cốc (bài 8, vở bé HĐ tạo hình -Đề tài) |
Tạo hình Cắt, gấp, dán con gà (bài 18, vở bé HĐ tạo hình -Đề tài) |
Tạo hình Trang trí bưu thiếp (bài 17, vở bé HĐ tạo hình - Đề tài) (MT94,103) |
Tạo hình Tô nét và tô màu con cá (bài 4 vở bé HĐ tạo hình -Đề tài) |
Tạo hình Vẽ côn trùng (bài 13, vở bé HĐ tạo hình -Đề tài) |
||
Thứ 5 | Toán Sắp xếp 2 đối tượng theo quy tắc. |
Toán Củng cố đếm đến 4 nhận biết số lượng 4, nhận biết chữ số 4. Nhận biết số TT trong phạm vi 4. |
Toán Nhận biết phân biệt hình vuông, tròn, chữ nhật, tam giác theo đường bao chung. (Bài 20 vở NB và LQVT) |
Toán Xác định vị trí của đồ vật so với bản thân trẻ |
Toán Gộp hai nhóm trong phạm vi 4 và tách. |
||
Thứ 6 | Âm nhạc - NDTT: Múa minh họa theo lời bài hát: Múa cho mẹ xem - NDKH: Nghe hát: Nghe hát: Gia đình nhỏ hạnh phúc to |
Văn học Truyện: Củ cải trắng ( Thể loại trẻ chưa biết) |
Âm nhạc - NDTT: DH: Em đi mẫu giáo - NDKH: Nghe hát: Cô giáo |
Văn học Truyện: Kiến con đi xe ô tô (Thể loại trẻ chưa biết) |
Âm nhạc - NDTT: DH: Đố bạn - NDKH: TC: Ai nhanh nhất |
||
Hoạt đông ngoài trời | * Hoạt động có chủ đích: - Quan sát hiện tượng thời tiết trong ngày -> Hướng dẫn trẻ biết mặc trang phục phù hợp - Quan sát sự giống nhau của hai loại trang phục mùa đông, mùa hè - Quan sát và trò chuyện về cây trong trường - Đi dạo chơi ngoài trời -> trò chuyện về cách chăm sóc cây xanh, không bẻ cành bứt hoa (MT 86). - Tổ chức “Câu lạc bộ yêu thơ” Giao lưu với các lớp trong tổ mẫu giáo nhỡ. - Giao lưu trò chơi dân gian, trò chơi vận động với các lớp trong tổ. * TCVĐ: - Nhảy nhanh tới đích - Kéo co - Ném bóng vào rổ - Bò chui qua cổng lấy vật theo yêu cầu - Thi xém xa - Bật chụm tách chân lấy vật. - Đi chạy trong vòng tròn * Chơi tự do theo ý thích, chơi với đồ chơi các cô đã chuẩn bị sẵn như: Vòng, bóng, phấn, giấy, màu, lá khô …. * Lao động vệ sinh cùng cô - Trẻ tham gia lao động vệ sinh cùng cô: Nhặt rác, quét rác trên sân, tưới cho cây, chăm sóc cây |
||||||
Hoạt động góc | - Cho trẻ làm quen với các góc chơi, vị trí các đồ dùng trong góc chơi, thỏa thuận với các quy định chơi của từng góc chơi - Hướng dẫn trẻ biết thao tác vai chơi, nhập đúng vai, hợp tác, giao lưu với các bạn khi cần. * Tuần 1: * Góc trọng tâm - Góc phân vai - Gia đình: Thể hiện sự quan tâm với người thân và bạn bè + Tập thể hiện làm ông, bà, bố, mẹ, con … chăm sóc các con. + Thể hiện sự quan tâm, tình cảm yêu thương giữa người thân trong gia đình và bạn bè. + Tập chăm sóc người thân khi bị mệt, ốm + Xem một số câu chuyện về tình cảm gia đình - Bán hàng: Tập làm cô bán hàng bầy hàng, mời chào khách mua hàng, thể hiện một số kỹ năng bán hàng… - Nấu ăn: Nhận biết các dạng chế biến đơn giản của một số thực phẩm. Tập nấu một số món ăn mà bé thích. + TBBS: Búp bê, các loại rau, củ, quả. + KN: Trẻ biết thể hiện được vai chơi.Trẻ biết tạo nhóm bạn chơi thường xuyên, chơi đoàn kết, biết phối hợp với các bạn để thể hiện vai chơi * Tuần 2: Góc trọng tâm – Góc xây dựng : Xây khu chung cư ( các khu vực vườn hoa, khu vui chơi, khu cây xanh, khu quản lý bảo vệ chung cư...) + TBBS: cây xanh, các thảm cỏ, nhà bảo vệ .. + KN: Biết các thao tác của chú thợ xây, chú công nhân vận chuyển, kỹ sư trưởng, biết thỏa thuận và làm việc nhóm. * Tuần 3: Góc trọng tâm - Góc nghệ thuật: - Vẽ, nặn, xé dán làm bưu thiếp tặng cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. + TBBS: Giấy nhăn, sáp màu, màu nước, hạt vòng, kim sa…. + KN: Trẻ biết cắt, dán, chắp ghép hình tạo ra sản phẩm. Biết đặt tên cho sản phẩm. * Tuần 4: Góc trọng tâm - Góc kỹ năng thực hành cuộc sống: - Cách kéo khóa áo - Cách cởi và cài khuy áo to - Cách đóng và mở - cửa ra vào - Rót nước từ bình sang 3 chén nhỏ giống nhau - Cách đan nong mốt - Cách sử dụng tô vít - Cách kẹp áo - Cách lau sàn nhà + TBBS: Áo có khóa kéo, áo khuyu to. + KN: Trẻ biết cách cài, kéo khóa áo. Biết cách cởi và cài khuyu áo to. * Góc học tập: - Tập phân loại các đối tượng theo một hoặc hai dấu hiệu ( Chọn hình 4 cạnh, màu xanh….) (MT 27). - Lập biểu đồ về gia đình của trẻ, làm bộ sưu tập về gia đình trẻ - Đếm và khoanh tròn các nhóm đồ dùng có số lượng là 4; Bé hãy đếm thêm nào, Bé có số mấy - Chơi lô tô với số và số lượng; Nối số giống nhau - Cho trẻ “đọc” sách. * Góc thiên nhiên: - Chăm sóc cây, lau lá, gọi tên cây. |
||||||
Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh | - Trò chuyện về sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật - Hướng dẫn trẻ tự thay quần, áo khi bị ướt, bẩn. - Tiếp tục tập luyện một số hành vi, thói quen trong ăn uống + Trực nhật, kê bàn ghế chuẩn bị ăn cùng cô ( Đôn đốc trẻ hoàn thành công việc trực nhật đến cùng) + Mời cô, mời bạn trước khi ăn: ăn từ tốn, nhai kĩ khi ăn, không mất trật tự, cười đùa trong giờ ăn. + Tự cầm bát, thìa xúc ăn gọn gàng, không rơi vãi (MT12). + Biết ăn đa dạng các loại thức ăn khác nhau, ăn hết suất - Tiếp tục tập luyện cho trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định - Hướng dẫn trẻ tham gia chuẩn bị giờ ngủ, trải chiếu, lấy gối. + Cho trẻ nghe nhạc hát ru trước khi ngủ + Cô kể cho trẻ nghe một số câu chuyện về tình cảm gia đình, tình yêu thương với mọi người. |
||||||
Hoạt động chiều | - Truyện: Gấu con chia quà - Dạy hát: Nhà của tôi – Nghe hát Tổ ấm gia đình - Nhận biết động vật (Bài 2- NB và LQVT) - Ích Lợi của các con vật (Bài 5- NB và LQVT) - Nhận biết hình tam giác, hình tròn (Bài 19- NB và LQVT) - LQVCV: Nhận dạng chữ O,Ô, Ơ (Bài 1- Tr2 vở LQVCV) - Dạy trẻ nhận biết, phòng tránh những vật, hành động nguy hiểm, không an toàn với bản thân trẻ. Nhận ra bàn là, bếp đang đun, phích nước nóng…là nguy hiểm không đến gần. Biết không nên nghịch vật sắc nhọn (MT15) - Dạy trẻ nhận biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ (MT18): + Nói với người lớn khi bị đau, chảy máu, sốt + Gọi người giúp đỡ khi bị lạc. - Dạy trẻ nhận biết một số thực phẩm thông thường trên tháp dinh dưỡng. - Xem vi deo về một số loại thực phẩm cần thiết cho bé - Cho trẻ xem video về một số hành vi của con người về việc chăm sóc sức khỏe, vệ sinh môi trường và ý thức của con người với môi trường. - Trò chuyện về ngày 20/11 - Giao lưu văn nghệ với các lớp chào mừng ngày 20/11. - Ứng dụng phương pháp Montessori lĩnh vực ngôn ngữ vào chương trình GDMN: + Kể chuyện theo tranh + Kể chuyện nối tiếp theo lời kể của cô + Gọi tên đồ vật (Gọi tên mô hình) + Ghép tranh và tranh |
||||||
Chủ đề - chủ đề sự kiện | Căn bếp của mẹ | Con vật thân quen trong gia đình | Ngày nhà giáo VN | Con vật hiền lành, hung dữ | Sự thay đổi kỳ diệu của con vật | ||
Tác giả: Mầm non Ánh Dương
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn