STT | NỘI DUNG | KÊNH | TG phát sóng |
1 | Chương trình : Vì tầm vóc việt | VTV1 | 20h hàng ngày |
2 | Các bài dạy cho trẻ làm quen với chữ cái (chương trình ABC vui từng giờ) | VTV7 | 9h thứ 2- chủ nhật |
3 | Dạy cho trẻ những phẩm chất cần thiết trong cuộc sống; | VTV7 | |
4 | - Trẻ làm quen với số đếm (chương trình 123 ta cùng đếm) | VTV7 | |
5 | Chương trình : VTV7 KID: Cùng nhún nhảy; ngày xưa cổ tích, những người bạn cầu vồng, bạn là hình gì?.... |
Tên hoạt dộng | Hướng dẫn thực hiện hoạt động |
1.Làm quen với toán Tên bài : Ôn nhận biết hình tròn, vuông, tam giác, chữ nhật *Mục đích: - Trẻ nhớ tên hình, nhận biết các tính chất cơ bản của các hình vuông, tròn, tam giác, chữ nhật, hình lăn được, hình không lăn được, hình có góc vuông hay không có góc vuông, hình có cạnh hay không có cạnh…Thông qua các kỹ năng sờ, lăn hình - Trẻ có khả năng nhận thức, tư duy, so sánh, trí nhớ. - Giáo dục trẻ biết yêu quý, giữ gìn các đồ dùng trong gia đình. * Chuẩn bị : Xáp màu |
1. Cha mẹ cho trẻ xem video ( 1-2 lần):Ôn nhận biết hình tròn, vuông, tam giác, chữ nhật https://www.youtube.com/watch?v=eVicuXUZWIo&feature=youtu.be 2. Trò chuyện với trẻ - Trò chơi 1: “ Hãy làm theo hiệu lệnh của mẹ” + Cách chơi: phụ huynh nói tên hình, trẻ lấy hình theo đúng tên gọi của mẹ VD: - Mẹ nói: Con hãy lấy cho mẹ hình tròn + Trẻ cầm hình tròn giơ lên và nói tên hình - Mẹ hỏi hình tròn có đặc điểm gì? Có lăn được không? Vì sao? + Cho trẻ thực hiện kỹ năng lăn hình Tương tự với các hình còn lại mẹ cũng hỏi tương tự - Trò chơi 2: “ Thi xem ai nhanh” + Tìm hình, nhảy vào các hình theo yêu cầu + Bố (mẹ) vẽ các hình trên nền nhà với các vị trí khác nhau, yêu cầu trẻ về đúng vị trí hình theo yêu cầu 3. Kết thúc: - Cha (mẹ) yêu cầu con tìm đồ dùng trong nhà có hình dạng tương ứng với hình vuông, tròn, tam giác, chữ nhật. -Trẻ tô màu theo hình mẫu - Bố (mẹ) quay, chụp gửi cho gv, đó cũng như là một hình thức lưu giữ qúa trình trưởng thành của con. |
2. GD kỹ năng Kỹ năng che miệng khi ho, ngáp, hắt hơi. * Mục đích - Hình thành thói quen lấy tay che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp. *Chuẩn bị: - Khăn giấy, xà bông, |
1. Cha mẹ cho trẻ xem video - Hướng dẫn trẻ kỹ năng che miệng khi ho ngáp, hắt hơi https://www.youtube.com/watch?v=kx6aC3clNGc 2. Trò chuyện với trẻ - Trong câu chuyện chúng mình vừa theo dõi các con thấy khi hắt hơi bạn Na đã làm gì? - Tại sao con phải che miệng khi ho, ngáp, hắt hơi? - Sau khi ho,ngáp, hắt hơi, lấy tay che miệng xong con phải làm gì để giữ vệ sinh? - Ngoài cách che miệng bằng bàn tay còn có cách che miệng bằng khuỷu tay. (Bố/mẹ làm mẫu cho con) - Giáo dục lễ giáo cho trẻ: Khi ho,hắt hơi,ngáp thì phải biết che tay . 3. Trẻ thực hiện - Bố/ mẹ cùng con chơi trò chơi thao tác giả vờ + Cách 1: Hắt xì -> che bằng bàn tay -> rửa tay + Cách 2: Hắt xì -> Che bằng khuỷu tay (Nên nhấn mạnh cách này để phòng chống lây vi rút) 4. Bài tập : -Bé hãy đánh dấu những hành động đúng,sai. - Quay lai video trẻ thực hiện |
3. Làm quen tác phẩm văn học Truyện: Chú Đỗ Con *Mục đích: - Trẻ nhớ tên truyện, tên các nhân vật có trong truyện - Trẻ nhớ nội dung câu chuyện: Nhờ có cô Mưa xuân, chị Gió, bác Mặt Trời đã động viên Đỗ Con giúp Đỗ Con tự tin vươn vai thật mạnh trồi lên khỏi mặt đất. - Giáo dục trẻ yêu thiên nhiên, biết chăm sóc cây xung quanh mình . *Chuẩn bị: - Bút xáp màu |
1. Cha, mẹ cho trẻ xem video ( 1-2 lần): Truyện : Chú Đỗ Con https://www.youtube.com/watch?v=82bWFKrP8rg 2. Trò chuyện với trẻ - Con vừa nghe câu truyện gì? - Trong câu chuyện có những nhân vật nào? - Chú Đỗ Con nằm ở đâu? - Chú nghe thấy tiếng gì? Của ai? - Ai mang gì đến cho chú Đỗ Con? - Chú đang ngủ thì ai làm chú tỉnh giấc? - Chị gió nói gì với Đỗ Con? - Giọng nói ồm ồm, ấm ấm vang lên của ai? - Bác mặt trời nói như thế nào? - Đỗ con trả lời như thế nào? - Ai đã khuyên Đỗ con như thế nào? - Đỗ con có nghe lời Bác mặt trời không? -> Giáo dục: Trẻ yêu thiên nhiên, biết chăm sóc cây xung quanh mình. 3. Kết thúc -Quay video trẻ kể chuyện : Chú Đỗ Con - Bé hãy tô màu nhân vật trong truyện. |
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn