Hoạt động | Thời gian | |||||||||
Tuần I Từ ngày 30/11-04/12 |
Tuần II Từ ngày 7/12-11/12 |
Tuần III Từ ngày 14/12-18/12 |
Tuần IV Từ ngày 21/12-25/12 |
Tuần IV Từ ngày 28/12-01/01 |
||||||
Đón trẻ |
- Cô đón trẻ vào lớp quan tâm đến từng trẻ, tiếp tục rèn trẻ biết cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép với người lớn. - Cô động viên khuyến khích trẻ đến lớp, đi học đều chuyên cần - Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập và sức khỏe của trẻ trong ngày - Tuyền truyền với các bậc phụ huynh phối hợp rèn một số kỹ năng cho trẻ như: Rèn trẻ nói đủ câu, thưa gửi lễ phép, cách lau mặt, rửa tay đúng thao tác … - Cho trẻ chơi lắp ghép, xếp hình, tập cài cúc áo và một số trò chơi ngón tay để luyện các cơ nhỏ của đôi bàn tay. - Chơi xếp chống, xếp cạnh, xếp cách để tạo ra sản phẩm có cấu trúc đơn giản. - Cho trẻ nghe các bài hát thiếu nhi về gia đình, chú bộ đội, vui tết Noel. |
|||||||||
Thể dục sáng | * Tập các động tác phát triên nhóm cơ và hô hấp qua bài bài thể dục sáng kế hợp với nhạc chung của nhà trường. - Khởi động : Vận động nhẹ theo bài hát: Đội kèn tí hon - Trọng động + Hô hấp: Thổi nơ bay + Tay: Hai tay đưa sang ngang, đưa lên cao + Lưng - bụng: Đứng quay người sang bên + Chân: Đứng, khuỵu gối + Bật: Bật tách - chụm chân tại chỗ |
|||||||||
Trò chuyện | Trò - - Trò chuyện về mùa đông, thời tiết của mùa đông mặc trang phục phù hợp với thời tiết ( mặc áo ấm, đi tất) - Chia sẻ với trẻ về cách bảo vệ sức khỏe khi thời tiết thay đổi: Khi trời lạnh các con phải chăm, sóc mình như thế nào?... - Trò chuyện giúp trẻ có khả năng mô tả những dấu hiệu nổi bật của đối tượng khi được quan sát cùng với sự giúp đỡ của người lớn - Trò chuyện với trẻ về ngày lễ noel - Trò chuyện chuyện với trẻ về ngày 22/12 ( ngày thành lập quân đội nhân dân, ngày của các chú bộ đội). Trò chuyện về chú bộ đội (công việc của chú bộ đội, trang phục, đồ dùng…) - Nói được tên của bố mẹ và các thành viên trong gia đình. - Trò chuyện về tình yêu thương của trẻ dành cho mọi người xung quanh, đồ vật, đồ chơi bé thích. |
|||||||||
Hoạt động học |
Thứ 2 | Thể chất: - VĐCB: Bò chui qua cổng - TC : Đá bóng vào khung thành |
Thể chất: - VĐCB: Bước lên xuống bục 30cm - TC: Bọ rùa |
Thể chất: - VĐCB: Ném xa bằng một tay - TC : Ô tô và chim sẻ. |
Thể chất: - VĐCB: Bật xa 20-25cm - TC: Ném bóng vào rổ |
Thể chất -VĐCB: Trườn về phía trước - Trò chơi: Chuyền bóng |
||||
Thứ 3 | Khám phá Bác cấp dưỡng |
Khám phá: Con cá vàng |
Khám phá: An toàn khi tiếp xúc với vật nuôi (BT Tr 2 Vở LQVT) |
Khám phá: Chú bộ đội hải quân |
Khám phá: Màu sắc cơ bản (xanh, đỏ, vàng) |
|||||
Thứ 4 | Tạo hình: Tô nét tô màu quả táo (Mẫu) (BT Tr 13 Vở TH) |
Tạo hình: Vẽ gà con (Mẫu) (BT Tr 15 Vở TH) |
Tạo hình: Vẽ bộ lông cừu (Mẫu) (MT34) (BT Tr 17 Vở TH) |
Tạo hình: Tô màu trang phục chú bộ đội (Trang 4 vở tạo hình ) (Mẫu) |
Tạo hình: In ngón tay tạo hình con chim (Đề tài) (BT Tr 8 Vở TH) |
|||||
Thứ 5 | Toán: - Dạy trẻ nhận biết gọi tên hình tròn, hình vuông (MT44) |
Toán: - Dạy trẻ nhận biết gọi tên hình tam giác, hình chữ nhật (MT44) (BT Tr 23 Vở LQVT) |
Toán: Tách gộp nhóm trong phạm vi 4 |
Toán: Dạy trẻ nhận biết sự khác nhau rõ nét về độ dài của 2 đối tượng (BT Tr 20 Vở LQVT) |
Toán: Dạy trẻ nhận biết sự khác nhau rõ nét về chiều cao của 2 đối tượng (BT tr19 vở BLQVT) |
|||||
Thứ 6 | Âm nhạc: - NDTT: VĐ: Múa minh họa:“Múa cho mẹ xem” - NDKH: NH: Biết vâng lời mẹ (MT79) |
Văn học Thơ: Rong và cá |
Âm nhạc: - NDTT: VĐ: Cá vàng bơi - NDKH: NH: Chú voi con ở Bản Đôn |
Văn học : Truyện: Bé Minh Quân dũng cảm(MT59) |
Âm nhạc: - NDTT: DH : Em tập tô màu - NDKH: NH: Hộp bút chì màu |
|||||
Hoạt đông ngoài trời | * Hoạt động có chủ đích: - Cho trẻ đi dạo và quan sát những ngôi nhà - Quan sát cây trong trường, trò chuyện về đặc điểm của cây và tác dụng của cây. - Dạo chơi trong trường và tập đếm các loại đồ chơi ngoài trời. - Quan sát một số hiện tượng gần gũi như: Bầu trời, cây cối, hoa quả, rau xanh, con vật … - Quan sát thời tiết của mùa đông - Trò chuyện về ngày 22/12 - Giao lưu trò chơi dân gian, trò chơi vận động với lớp D1,D2 * TCVĐ: - Bò chui qua cổng ném bóng vào rổ, Chú bộ đội tí hon, tung bóng, thi xem ai nhanh, Nhảy qua suối, Bịt mắt đập bóng, Ném bóng vào rổ…. - Chơi các trò dân gian: Oẳn tù tì, làm cá bơi, trồng cây chuối, kéo co, lộn cầu vồng... * Lao động vệ sinh cùng cô - Giữ gìn vệ sinh môi trường, không vứt rác bừa bãi, không vứt rác xuống sông, ao, hồ… và bỏ rác đúng nơi quy định(MT74) - Tập chăm sóc cây trong trường: Tưới cây, nhổ cỏ cho cây, lau lá cây - Cho trẻ chơi tự do |
|||||||||
Hoạt động góc | - Cho trẻ làm quen với các góc chơi, vị trí các đồ dùng trong góc chơi, thỏa thuận với các quy định chơi của từng góc chơi - Hướng dẫn trẻ biết thao tác vai chơi, nhập đúng vai, hợp tác, giao lưu với các bạn khi cần. * Tuần 1: Góc trọng tâm – Góc xây dựng : Xây công viên vườn hoa, xây dựng doanh trại quân đội + TBBS: nhà, hàng rào, gạch, khối gỗ, cây xanh, các thảm cỏ, các con vật, xầu trượt… + KN: Biết các thao tác của chú thợ xây, chú công nhân vận chuyển, kỹ sư trưởng, biết thỏa thuận và làm việc nhóm. * Tuần 2: Góc trọng tâm - Góc nghệ thuật: - Hát múa về gia đình bé - Hát múa các bài hát thiếu nhi mà bé thích - Vận động theo ý thích các bài hát , bản nhạc quen thuộc (MT86) - Hát múa các bài hát về chú bộ đội chào mừng ngày 22/12 - Hát múa đón tết noel - Làm mũ ông già Noel + TBBS: Giấy màu, bông, nhũ… + KN: Trẻ biết cách dán giấy màu thành mũ, biết trang trí mũ ông già noel - Cho trẻ xem một số hình ảnh khuôn mặt thể hiện cảm xúc của trẻ, trò chuyện về nét mặt thể hiện cảm xúc. - Làm album về các trạng thái khác nhau - Chơi với những sản phẩm bằng đất nặn: Tập lăn dọc, xoay tròn, ấn dẹt để tạo ra sản phẩm đơn giản * Tuần 3: Góc trọng tâm - Góc học tập: - Nhận ra một vài mối quan hệ đơn giản của sự vật , hiện tượng quen thuộc khi được hỏi .(MT27) - Mô tả những dấu hiệu nổi bật của đối tượng được quan sát với sự gợi mở của cô giáo. (MT28) - Nhận biết sự khác nhau rõ nét về độ dài của 2 đối tượng - Ứng dụng phương pháp Montessrori vào LVPTNN: + Gọi tên đồ vật (Gọi tên mô hình) + Word bingo - Chơi các trò chơi củng cố bài thơ câu chuyện “ trò chơi ghép tranh”, xếp tranh theo trình tự”….tìm và chọn nhân vật có trong thơ, truyện… - Cho trẻ xem sách, tranh ảnh theo ý thích, giáo dục trẻ cách cầm sách, xem sách và giữ gìn sách - Làm sách theo nội dung câu chuyện. + TBBS: Truyện tranh “Bé Minh Quân dũng cảm”. + KN: Trẻ biết cách dán tranh theo nội dung câu chuyện tạo thành quyển sách truyện. - Tập cho trẻ gọi tên, phân biệt đồ dùng, đồ chơi theo mầu sắc, kích thước, hình dạng, công dụng. - Làm quen với đồ dùng, đồ chơi có dạng hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ học tập) * Tuần 4: Góc trọng tâm - Góc kỹ năng thực hành cuộc sống: - Tập mặc quần áo, cởi áo, kéo khóa áo. - Chuyển hạt - Tập bỏ tăm vào lọ - Tập cách gấp khăn mặt + TBBS: khăn mặt, tăm, lọ đựng tăm, sách vải/quần áo cũ + KN: Trẻ biết cách gấp khăn mặt theo hướng dẫn của cô giáo, biết cách bỏ tăm vào lọ, biết cài cúc, kéo khóa, mặc quần áo - Soi gương, nói hình dáng bên ngoài của bản thân. - Thực hiện một số việc tự phục vụ khi được nhắc nhở: + Cách gấp khăn, cuộn khăn * Tuần 5: Góc trọng tâm – Góc phân vai: - Cho trẻ chơi đóng vai mẹ, con + TBBS: Đồ chơi bán hàng, nấu ăn (xoong, nồi, bát, đĩa, tạp dề….), búp bê + KN: Trẻ biết đóng vai chơi, thể hiện được lời nói giọng điệu của mẹ và con * Góc thiên nhiên: - Chăm sóc cây, gọi tên các loại cây và hoa |
|||||||||
Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh | - Biết một số hành động nguy hiểm khi được nhắc nhở: + Không cười đùa trong khi ăn, uống hoạc khi ăn các loại quả có hạt... + Không tự lấy thuốc uống + Không trèo leo bàn ghế, lan can + Không nghịch các vật sắc nhọn + Không theo người lạ ra khỏi khu vực trường lớp - Thực hiện được một số việc đơn giản với sự giúp đỡ của người lớn: (MT11) + Rửa tay, lau mặt, súc miệng. + Tháo tất, cởi quần, áo - Nói được tên một số thực phẩm quen thuộc khi nhìn thấy vật thật, tranh, ảnh - Có một số hành vi tốt trong ăn uống khi được nhắc nhở: uống nước đã đun sôi(MT13) - Có một số hành vi tốt trong ăn uống khi được nhắc nhở: + Chấp nhận: Vệ sinh răng miệng, đội mũ khi ra nắng, mặc áo ấm, đi tất khi trời lạnh , đi dép, giày đi học. + Biết nói với người lớn khi bị đau, chảy máu. - Trò chuyện với trẻ về các thời điểm rửa tay bằng xà phòng. - Hướng dẫn và phân công trẻ tham gia trực nhật cùng cô: cất ghế, lấy đĩa đựng khăn, chia cơm cùng cô. - Cho trẻ nghe nhạc các bài hát ru trước khi ngủ, quan tâm chăm sóc trẻ trong giờ ngủ |
|||||||||
Hoạt động chiều | *Văn học: - Truyện: Ngôi nhà ấm áp - Thơ: Năm mảnh gỗ *Âm nhạc: - VĐ: + NDTT: VĐ: Con chim non – NDKH: Nghe hát: Thật đáng chê +NDTT: Dạy hát: Cháu thương chú bộ độ - NDKH: Nghe hát: Chú bộ đội đi xa - Sử dụng được câu đơn, câu ghép (MT51) - Hoạt động trò chơi: nu na nu nống, kéo cưa lừa xẻ, lộn cầu vồng..... - Trò chuyện, đàm thoại với trẻ để trẻ có khả năng nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với các loài vật xung quanh bé . - Trò chuyện cho trẻ hiểu nghĩa từ khái quát gần gũi : Quần áo , đồ chơi, hoa, quả ...(MT47) - Cho trẻ xem video một số câu chuyện trong chương trình quà tặng cuộc sống -> giáo dục lòng yêu thương cho trẻ. |
|||||||||
Chủ đề - chủ đề sự kiện | Bác cấp dưỡng | Con vật bé yêu | An toàn khi tiếp xúc với vật nuôi | Quân đội nhân dân Việt Nam | Bé chơi với màu sắc | |||||
Đánh giá kết quả thực hiện | ||||||||||
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn