TẬP HUẤN CHUYÊN ĐỀ PHÒNG CHỐNG BẠO HÀNH TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC

Thứ tư - 08/06/2022 12:49
Ngày 7/6/2022 BGH cùng Giáo viên cốt cán của nhà trường tham gia hội nghị tập huấn chuyên đề "Phòng chống bạo hành trong các cơ sở giáo dục mầm non" quận Hà Đông năm 2022
Chuyên đề Phòng chống bạo hành trong các cơ sở giáo dục mầm non
Chuyên đề Phòng chống bạo hành trong các cơ sở giáo dục mầm non
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan.
              Trên thực tế, với xu thế phát triển của xã hội ngày nay thì tình trạng bạo lực học đường, bạo hành trẻ em hiện nay liên tục xảy ra, đó là nỗi bức xúc của xã hội, nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh và những người quan tâm đến sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ.  Với những con số thống kê đáng báo động về số lượng và tính chất nghiêm trọng của các vụ bạo hành trẻ đã để lại nỗi nhức nhối với toàn xã hội. 
 
z3476401776326 0b33d7cb766c3b4475b1007e36515839

             Chuyên đề "Phòng chống bạo hành trong các cơ sở giáo dục" được Giảng viên: Cô giáo Lại Thị yến Ngọc- Trường ĐHGD- ĐHQGHN  đã cho chúng ta nhận diện được các loại bạo hành, hậu quả của việc bạo hành, hơn tất cả là các biện pháp ngăn ngừa, ứng phó với bạo hành. 

           1. Thế nào là bạo hành:

              Bạo hành trẻ em bao gồm tất cả những hành vi đối xử tệ bạc về thể chất hay tinh thần, xâm hại tình dục, lợi dụng hay bỏ bê, dẫn đến nguy hại hay khả năng nguy hại đối với sức khỏe, nhân phẩm, hay sự phát triển của đứa trẻ. Bạo hành có thể được thực hiện bởi cha mẹ người thân, người trông nom, hay những người xung quanh trẻ,…

          2. Bạo hành đối với trẻ em là các hành vi sau

          2.1. Bạo hành thể chất

Bạo hành thể chất là gây tổn thương về tinh thần và thể xác của trẻ bằng các đấm đá, lắc mạnh, xô đẩy…, hoặc sử dụng đồ vật như thắt lưng, roi…để lại những vết bầm hoặc vết cắn trên người trẻ.

          2.2. Lạm dụng tình dục

Các hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đụng chạm vào ngực, mông, vùng kín của trẻ hoặc dụ dỗ, cưỡng ép trẻ tham gia các hoạt động tình dục đều được gọi là lạm dụng tình dục.

          2.3. Bạo hành cảm xúc

          Đây là kiểu bạo hành có thể xảy ra mà không cần đụng chạm. Nó có thể là bạo hành bằng lời nói nếu có ai đó la hét suốt mọi lúc, gọi trẻ bằng những cái tên không hay, đe dọa bỏ rơi trẻ hoặc để trẻ cho người khác nhận nuôi, làm trẻ rơi vào tâm trạng hoảng loạn. Việc ba mẹ tức giận với trẻ trong một thời điểm nhất định là hoàn toàn bình thường, nhưng nếu đó là việc la hét, dùng hình phạt, và đe dọa quá nhiều, thì một đứa trẻ sẽ bắt đầu cảm thấy tệ về bản thân.

          2.4. Bỏ rơi trẻ em

          Sự bỏ bê xảy ra khi trẻ em sống trong một ngôi nhà mà người lớn không cung cấp cho chúng những điều cơ bản mà tất cả trẻ em đều cần – như thực phẩm, quần áo sạch sẽ, chỗ ngủ…Khi cha mẹ hoặc người chăm sóc bỏ bê trẻ em, những đứa trẻ có thể không được tắm, không được ngủ dưới tấm chăn ấm áp, hoặc không được kiểm tra sức khỏe hoặc uống thuốc khi trẻ cần.

          z3476460864725 0429d68cb5f29074cf656296efd6c361 
           Bài giảng cũng đã cho chúng ta thấy vai trò, trách nhiệm của xã hội, Nhà trường, thầy cô giáo và các bậc làm cha làm mẹ trong việc ngăn ngừa bạo hành trẻ. Để phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng bạo hành trẻ em mỗi tổ chức, cá nhân phải thể hiện bằng hành động để loại bỏ mọi nguy cơ dẫn đến bạo hành trẻ, các cô giáo mầm non cần giúp trẻ có kỹ năng nhận diện và ứng phó với bạo hành qua các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. 

z3476401796535 cbaad54ef3d639767a050d653299d9eb
 
"Lắng nghe trẻ bằng trái tim
Bảo vệ trẻ bằng hành động"
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://nukeviet.vn là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên hệ với chúng tôi


Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay1,386
  • Tháng hiện tại43,587
  • Tổng lượt truy cập912,212
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây