Đầu đời thiếu vitamin D lớn lên dễ béo phì

Thứ sáu - 04/12/2020 08:00
Mỹ- Nghiên cứu của Đại học Michigan cho thấy cung cấp vitamin D đầy đủ cho trẻ những năm đầu đời có thể làm giảm nguy cơ béo phì tương lai.
Trẻ uống vitamin D
Trẻ uống vitamin D

Các nhà khoa học Đại học Michigan chỉ ra rằng trẻ có mức vitamin D thấp dễ dàng mắc các hội chứng chuyển hóa, bao gồm bệnh lý như đường huyết, thừa mỡ bụng và tích tụ cholesterol xấu thời niên thiếu.

Nghiên cứu cũng cho thấy thiếu vitamin D có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý tuần hoàn như tim mạch, tai biến và tiểu đường type 2. Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa thể xác định rằng liệu vitamin D có phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra những vấn đề sức khỏe này hay không.

Để tiến hành nghiên cứu, các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu của 300 người trong số 1.800 tình nguyện viên thu nhập trung bình và thấp ở Santiago, Chile.

Họ đo lượng vitamin D lúc trẻ mới sinh, sau đó theo dõi lịch sử y tế khi chúng lớn lên và bước vào tuổi vị thành niên. Kết quả cho thấy mối liên hệ rõ ràng giữa việc thiếu hụt vitamin D khi nhỏ và các vấn đề sức khỏe tim mạch sau này. Mức độ nghiêm trọng cũng tăng lên theo thời gian và hậu quả cũng tồi tệ hơn. Nhóm nghiên cứu Đại học Michigan cũng chỉ ra rằng nếu trẻ sơ sinh được cung cấp đủ lượng vitamin D, sẽ gặp ít vấn đề liên quan tới các hội chứng chuyển hóa hơn khi bước vào lứa tuổi 16, 17. 

Lượng đường huyết, cholesterol và chất béo trung tính của trẻ trước tuổi thiếu niên tương đối ổn định, ít gặp hiện tượng kháng insulin (dấu hiệu cho thấy nguy cơ tiểu đường). Trẻ có tỷ lệ mỡ cơ thể thấp nguy cơ cao hơn khi lớn lên, so với nhóm nhận ít vitamin D khi một tuổi.

"Chỉ dựa vào nghiên cứu quan sát thì khó tìm thấy được nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên xét về phía cạnh dự đoán, việc xác định nồng độ vitamin D khi nhỏ cũng có giá trị chẩn đoán khả năng mắc bệnh lý tim mạch trong tương lai xa. Đây là điều rất hứa hẹn", tiến sĩ Eduardo Villamore, Đại học Michigan, cho hay.

Các nhà khoa học đưa ra vài giả thuyết để giải thích cho mối liên hệ của vitamin D và bệnh béo phì. Một số cho rằng loại chất này ngăn cơ thể tạo ra các tế bào mỡ. Nghiên cứu khác lại cho thấy mối quan hệ ngược lại, những người béo phì thường ít tiếp xúc với ánh nắng, dẫn tới thiếu hụt vitamin D. Ánh nắng mặt trời cũng tác động tới chức năng của thận và mạch máu, giúp đảm bảo hoạt động chuyển hóa, ngăn nguy cơ huyết áp cao.

Trẻ sơ sinh không thể ra ngoài nắng nhiều, các bà mẹ cũng không tiếp xúc đủ với ánh nắng trong giai đoạn cho con bú. Chính vì lý do này, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo trẻ bú sữa mẹ một phần hoặc hoàn toàn nên được cung cấp thêm khoảng 400 IU vitamin D mỗi ngày.

Nghiên cứu mới một lần nữa củng cố thông tin duy trì mức vitamin D ổn định trong những năm đầu đời có thể mang lại lợi ích lâu dài về sức khỏe cho trẻ.

Công trình đăng trên tạp chí Y khoa về Dinh dưỡng của Mỹ (AJCN) ngày 6/10. Mặc dù các phân tích được thực hiện tại Chile, kết quả này có thể áp dụng cho cuộc chiến chống lại béo phì ở trẻ em tại Mỹ. Cứ 6 trẻ em nước này thì một có chỉ số khối cơ thể BMI cao hơn mức khỏe mạnh. Trong khi đó, tỷ lệ trẻ em bị thiếu hụt vitamin D ở nước này là khoảng 9%.

Linh Phan (Theo Dailymail)

Nguồn tin: vnexpress.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Bộ giáo dục và đào tạo
Mas
Network and partners
Hội thảo về bé
Liên hệ với chúng tôi


Thống kê truy cập
  • Đang truy cập21
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm18
  • Hôm nay1,039
  • Tháng hiện tại24,878
  • Tổng lượt truy cập1,214,053
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây