Kế hoạch giáo dục khối mẫu giáo nhỡ từ 27/4-01/5

Thứ hai - 27/04/2020 08:05
Thân gửi các bậc phụ huynh! trong tình hình nghỉ dịch bệnh như hiện nay để đảm bảo việc thực hiện kế hoạch giáo dục năm học 2019 -2020 theo sự chỉ đạo của SGD&ĐT Hà Nội và PGD&ĐT quận Hà Đông. Trường mầm non Ánh Dương gửi tới các bậc phụ huynh các nội dung giáo dục đã được giản lược của chương trình Học kỳ II. Rất mong các bậc phụ huynh phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm tiếp tục thực hiện chương trình khi các con ở nhà. Hàng tuần các cô sẽ gửi nội dung giáo dục tới các bậc phụ huynh. Trong kế hoạch dưới đây, GV chủ nhiệm đã đưa ra các hoạt động ngắn gọn, và dễ dàng thực hiện tại nhà (tận dụng mọi đồ dùng đồ chơi có trong gia đình), trình tự thực hiện trong bài học không giống giáo án dạy trên lớp mà các cô đã biên soạn riêng dành cho phụ huynh để có thể học cùng con. Sau khi các con trở lại trường, các cô sẽ bố trí thời gian để các con ôn lại kiến thức, đảm bảo thời gian hoàn thành chương trình và đánh giá trẻ cuối năm theo hướng dẫn của SGD&ĐT Hà Nội. Xin chân thành cảm ơn!
Chúc các con luôn mạnh khỏe và chăm ngoan!

GIỚI THIỆU CÁC KỆNH TRUYỀN HÌNH DÀNH CHO TRẺ EM
STT NỘI DUNG KÊNH TG phát sóng
1 Chương trình : Vì tầm vóc việt VTV1 20h hàng ngày
2 Các bài dạy cho trẻ làm quen với chữ cái (chương trình ABC vui từng giờ) VTV7 9h thứ 2- chủ nhật
3 Dạy cho trẻ những phẩm chất cần thiết trong cuộc sống; VTV7
4 -Trẻ làm quen với số đếm (chương trình 123 ta cùng đếm) VTV7
5 Chương trình : VTV7 KID:
Cùng nhún nhảy; ngày xưa cổ tích, những người bạn cầu vồng, bạn là hình gì?....
 


KẾ HOẠCH GIÁO DỤC PHỐI HỢP PHỤ HUYNH
KHỐI MẪU GIÁO NHỠ
THỜI GIAN TỪ 27/4/2020 ĐẾN NGÀY 3/5/2020
(Phụ huynh chủ động thời gian hướng dẫn con tại nhà. Rất mong các bậc phụ huynh chụp lại các sản phẩm của con hoặc hình ảnh trẻ học tại nhà gửi cho các cô để sau khi đi học các cô sẽ sử dụng các hình ảnh này động viên, khen ngợi và giáo dục trẻ về ý thức học tập  )
Tên hoạt dộng Hướng dẫn thực hiện hoạt động
1. Thơ:  Từ hạt đến hoa
Tác giả: Nguyễn Châu
- Mục đích
+ Trẻ nhớ được tên bài thơ, tên tác giả.
+ Trẻ hiểu được nội dung bài thơ  (Bài thơ nói về sự phát triển của cây:Từ hạt thành mầm, thành cây, cây trưởng thành, ra hoa dệt nên bức tranh mùa xuân thật đep).
+ Trẻ thuộc bài thơ.
+ Qua bài thơ giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên, biết chăm sóc cây.
- Chuẩn bị:
+ Giấy A4, bút màu.
+ Hạt đậu xanh (hoặc hạt lạc, đậu đen…) chậu nhỏ ( vỏ trứng),  đất ( Hoặc bông gòn) cho trẻ thực hành gieo hạt
1. Cha mẹ cho trẻ xem clip theo đường link (2-3 lần)
https://thuymien.com/5510/tu-hat-den-hoa/
2. Trò chuyện với trẻ.
- PH trò chuyện với trẻ:
+ Con vừa nghe bài thơ gì?
+ Bài thơ do ai sáng tác?
+ Các con biết gì về quá trình phát triển của cây từ hạt?
(Gợi ý: Từ hạt được gieo xuống đất thành mầm, thành cây, cây trưởng thành, ra hoa, ra quả)
+ Muốn hạt nẩy mầm thành cây, ra hoa, ra qủa  chúng ta phải làm gì?
- PH gợi ý để trẻ kể tên những điều kiện cần thiết để hạt nảy mầm phát triển thành cây (như  cây cần được tưới nước, cần có ánh sáng thì cây mới phát triển được)
- Con có biết trồng cây để làm gì?
(PH gơi ý cho trẻ về ích lợi của việc trồng, chăm sóc cây)
3. Bài tập
 - Trẻ đọc thơ Từ hạt đến hoa.
- PH cho trẻ xem video cách gieo hạt theo đường link: https://www.youtube.com/watch?v=vOXihwB7Vl8, https://www.youtube.com/watch?v=znuqVZV_gvA
- PH trò chuyện và giúp đỡ trẻ trong quá trình trẻ thực hành gieo hạt
- Trẻ vẽ vườn cây, vẽ lại quá trình phát triển của cây.
 ->PH hãy quay video trẻ đọc thơ. Chụp ảnh sản phẩm của con và gửi cho các cô. Đó cũng như một hình thức lưu giữ quá trình trưởng thành của con.
2. Tạo hình: Vẽ cầu vồng
- Mục đích:
+ Trẻ biết cầu vồng chỉ xuất hiện sau cơn mưa
+ Trẻ biết phối hợp các nét cong  để vẽ hình cầu vồng.
+ Trẻ biết cầu vồng gồm 7 màu sắc: Đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Từ đó trẻ sẽ chọn lựa màu sắc phù hợp để tạo nên bức vẽ cầu vồng giống thật nhất.
+ Trẻ tô đều màu, không chườm màu ra ngoài
- Chuẩn bị:
+ giấy A4, bút màu
1. Cha mẹ cho trẻ xem clip theo đường link.
https://www.youtube.com/watch?v=MMzmnNdPDDo
2. Trò chuyện với trẻ.
- PH trò chuyện với trẻ:
+ Con vừa xem video dạy vẽ gì?
+ Con có biết cầu vồng xuất hiện khi nào không?
(PH giải thích cho trẻ biết được cầu vồng là hình ảnh phản chiếu của ánh sáng Mặt Trời qua những giọt nước trong không khí, hiện tượng này còn được gọi là sự khúc xạ ánh sáng).
+ Con đã được nhìn thấy cầu vồng chưa?
+ Con có biết cầu vồng có những màu gì?
(PH cho con biết cầu vồng gồm 7 màu: Đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím)
+ Cầu vồng được vẽ bằng nét gì?
PH trò chuyện với trẻ: Cầu vồng được vẽ bằng nét cong, khi vẽ xong con chọn 7 màu của cầu vồng để tô. Bây giờ con xem lại video dạy vẽ cầu vồng và vẽ theo hướng dẫn nhé.
3. Bài tập
PH bật lại clip và dừng theo từng bước để trẻ thực hiện. Chỉ hỗ trợ con khi cần thiết.
->PH hãy quay, chụp ảnh sản phẩm của con và gửi cho các cô. Đó cũng như một hình thức lưu giữ quá trình trưởng thành của con.
3. Kỹ năng sống: Bỏ rác đúng nơi quy định
- Mục đích
+ Trẻ biết thói quen xả rác bừa bãi là 1 thói quen xấu làm ảnh hưởng đến môi trường sống.
+ Trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh, biết bỏ rác đúng nơi quy định.
- Chuẩn bị
+ 1 sọt rác
+ Giấy vẽ, bút màu
1. Cha mẹ cho trẻ xem clip theo đường link. https://www.youtube.com/watch?v=q5Os_YYGEgY
2. Trò chuyện với trẻ.
- PH trò chuyện với trẻ theo nội dung video trẻ vừa được xem
+ An là một cậu bé như thế nào?
+ An thường có thói quen xấu gì? (An thường hay  xả rác ra nhà, tiện đâu vứt đó)
+ Một hôm An ăn chuối và vứt vỏ chuối luôn ra khỏi nhà, điều gì đã xảy ra với e bé của An.
Phụ huynh đặt ra tình huống: + Nếu con là bạn An khi ăn chuối xong con sẽ làm gì?
+  Con có đồng ý về hành động vứt rác bừa bãi của bạn An không
+ Điều gì đã làm cho bạn An thay đổi thói quen vứt rác bừa bãi của mình?
(PH có thể gợi ý chi tiết “ một lần An đi chơi về bất ngờ bị một bịch rác rơi xuống trước măt, An cảm thấy rất giận và về nhà An kể với mẹ, mẹ đã cho An nhận ra vứt rác bừa bãi là một thới quen xấu làm ảnh hưởng đến môi trường)
+ Con sẽ làm gì để bảo vệ môi trường?
3. Bài tập
- Phụ huynh cho trẻ kể các hành động tốt để bảo vệ môi trường. Thực hành bỏ rác đúng nơi quy định
- PH cho trẻ vẽ tranh “bé bảo vệ môi trường”
- PH có thể cho trẻ làm bài tập “Bé hãy chọn hành động đúng để bảo vệ môi trường” (GV gửi kèm bài tập giấy)
Âm nhạc
Em đi qua ngã tư đường phố
- Mục đích
+ Trẻ nhớ tên bài hát, hát được bài hát đúng giai điệu lời ca.
+ Trẻ tự tin hát
+ Biết sử dụng các dụng cụ để vỗ đếm cho bài hát thêm sinh động.
+ Trẻ nhận biết được ý nghĩa và công dụng của ba màu đèn giao thông.
+ Giáo dục trẻ tuân thủ đèn tín hiệu khi tham gia giao thông.
- Chuẩn bị:
+ Dụng cụ cho trẻ gõ đệm ( thanh tre, đũa tre, hoặc đồ dùng, đồ chơi có thể phát ra âm thanh khi gõ).
+ Giấy vẽ, bút sáp màu.
1. Cha mẹ cho trẻ xem clip theo đường link.
https://www.youtube.com/watch?v=m1KD1o1-xDs
2. Trò chuyện với trẻ.
PH trò chuyện với trẻ về tên bài hát, nội dung bài hát:
+ Con vừa nghe bài hát gì?
+ Các con biết nội dung bài hát nói về điều gì không?
+ Các bạn nhỏ chơi giao thông trên sân trường các bạn đã tuân thủ điều gì khi đi qua ngã tư đường phố.
+ Con có biết đèn tín hiệu có những màu gì?
PH trò chuyện với trẻ để trẻ biết được công dung của 3 màu đèn tín hiệu (màu đỏ, vàng, xanh)
+ Khi tham gia giao thông, các PTGT phải dừng lại khi đèn nào bật lên.
+ Đèn màu xanh cho ta biết điều gì?
+ Còn đèn màu vàng bật tín hiệu gì?
+ Con có biết vì sao phải tuân thủ tín hiệu đèn giao thông.
PH trò chuyện với trẻ về giai điệu của bài hát:
+ Con cảm thấy giai điệu của bài hát như thế nào?
3. Bài tập
PH bật video cho trẻ hát theo, khi trẻ thuộc PH cho trẻ nghe nhạc theo đường link: https://www.youtube.com/watch?v=0RMQO6loABA để trẻ hát theo nhạc.
- PH cho con biểu diễn và hát thật hay bài hát.
- PH quay video gửi về cho GV
- PH cho con vẽ đèn tín hiệu.
5. Tạo hình: Tạo hình
Dạy làm vòng sắc màu bằng ống hút.
Chú vịt xám
- Mục đích:
+ Trẻ biết tận dụng nguyên vật liệu phế thải để tái sử dụng.
+ Trẻ biết tự làm được 1 chiếc vòng tay từ ống hút đã qua sử dụng.
+ Tạo cho trẻ sự kiên trì, khéo léo, cố gắng hoàn thiện sản phẩm của mình.
- Chuẩn bị :
+ Ống hút các màu.
+ Dây chỉ ( dây len…)
+ Kéo
(HĐ tương tác trên Zoom)
1. Cha mẹ cho trẻ xem cách làm theo đường link.
https://www.pinterest.com/pin/857795060252308600/
2. Trò chuyện với trẻ.
PH trò chuyện với trẻ cho trẻ nhận xét về chiếc vòng
- Con thấy chiếc vòng tay được làm bằng gì?
- Ống hút con lấy ở đâu ? (PH gợi ý cho con biết tận dụng những ống hút từ ống hút sữa đã qua sử dụng, ống hút nước hoa quả, ống hút sữa…)
PH trò chuyện với trẻ về nguyên vật liệu để tạo thành chiếc vòng.
- Để làm chiếc vòng tay con cần chuẩn những gì ? (Ống hút, dây len hoặc chỉ.., kéo)
- Để tạo hạt vòng từ ống hút con phải làm gì? (dùng kéo cắt ống hút thành  những đoạn ngắn)
- Con làm thế nào để nối các hạt vòng lại với nhau? (PH gợi ý cho trẻ cách xâu lần lượt từng hạt vòng để nối chúng lại với nhau)
3. Trẻ thực hiện:
- PH mở lại hình ảnh các bước thực hiện và gợi ý  từng bước để trẻ thực hiện. Chỉ hỗ trợ trẻ khi trẻ gặp khó khăn
- PH hãy quay, chụp ảnh sản phẩm của con và gửi cho các cô. Đó cũng như một hình thức lưu giữ quá trình trưởng thành của con.


Họ và tên:………………………………
Lớp:             Trường MN Ánh Dương
Bài tập: KNTHCS: Bỏ rác đúng nơi quy định


 



Bé hãy đánh dấu vào tranh có hành động đúng để bảo vệ môi                         


                 

              

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Bộ giáo dục và đào tạo
Mas
Network and partners
Hội thảo về bé
Liên hệ với chúng tôi


Thống kê truy cập
  • Đang truy cập13
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm11
  • Hôm nay34
  • Tháng hiện tại2,259
  • Tổng lượt truy cập1,224,675
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây