Hoạt động |
Thời gian |
||||
Tuần I Từ ngày 30/1->3/2 |
Tuần II Từ ngày 6/2->10/2 |
Tuần III Từ ngày13/2->17/2 |
Tuần IV Từ ngày 20/2->24/2 |
||
Đón trẻ | * Đón trẻ: - Cô đón trẻ ân cần, niềm nở, nhắc trẻ chào cô chào bố mẹ. -Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ở lớp và một số qui định đón và trả trẻ, nhắc trẻ đi học đúng giờ. - Cho trẻ xem tranh ảnh về ngày tết Nguyên Đán. - Cô cho trẻ xem tranh và trò chuyện với trẻ về các loại hoa(đào,cúc..)và quả (Bưởi,chuối..)trong ngày tết Nguyên Đán. - Trò chuyện với trẻ về một số loại hoa: Hoa hồng,hoa cúc.. Nói được tên và màu sắc của các loại hoa. - Trò chuyện về những chiếc lá xinh có xung quanh mình. - Trò chuyện những món ăn được chế biến từ rau bắp cải, củ cả rốt. - Cho trẻ xem tranh ảnh, video về trời mưa. Trò chuyện về hạt mưa. - Sờ nắn, nhìn, nghe, ngửi, nếm để nhận biết đặc điểm nổi bật của đối tượng( MT:19) -Nói được câu đơn, câu có 5 - 7 tiếng, có các từ thông dụng chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm quen thuộc.( MT31). |
||||
Thể dục sáng | * Tập các động tác phát triên nhóm cơ và hô hấp qua bài bài thể dục sáng kết hợp với nhạc chung của nhà trường. - Vận động cổ tay, bàn tay, ngón tay,thực hiện múa khéo (MT: 6). - Có kỹ năng vận động thô: + Chuyển vật thể bằng tay. + Chuyển vật thể bằng thìa to. + Rót khô từ nồi sang 2 cốc giống nhau. + Hô hấp: Gà gáy, thổi nơ. + Đầu : Hai tay chống hông, nghiêng đầu sang hai bên. + Tay: Hai tay đưa sang ngang, hạ xuống. + Lườn: Hai tay chống hông quay sang phải, sang trái. + Chân: Đứng nhún chân. Bước chân phải, trái lên phía trước khuỵu gối. + Bụng: Bật tách chụm chân. - Phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay và phối hợp tay- mắt trong các hoạt động nhào đất nặn, vẽ tổ chim, xâu vòng tay, chuỗi đeo cổ (MT:7) - Kỹ năng vận động tinh: + Rót nước từ bình sang 3 chén nhỏ giống nhau. |
||||
Trò chuyện | * Trò chuyện: - Trò chuyện với trẻ về các loài hoa có trong ngày tết : hoa đào , hoa mai , tầm xuân , hoa cúc … - Trò chuyện về các loại thực phẩm có trong ngày tết : Bánh trưng , giò, nem , thịt đông, thịt gà.. + Cho trẻ xem một số hình ảnh về việc gói bánh chưng , bày mâm ngũ quả . - Trò chuyện với trẻ để trẻ biết được ý nghĩa của ngày tết cổ truyền, ngày lễ hội mùa xuân. Biết một số món ăn trong ngày tết và một số lễ hội, phong tục của địa phương. Biết một số hoạt động của con người trong mùa xuân. - Trò chuyện về một số loại rau quen thuộc. Trò chuyện những chiếc lá xinh. - Cho trẻ xem video, hình ảnhvề thời tiết mùa xuân, mưa xuân. |
||||
Hoạt động học | Thứ 2 | Vận động: - VĐCB: Đi theo hiệu lệnh - TC: Bóng tròn to |
Vận động: - VĐCB:Đá bóng về phía trước - TC: Tung bóng lên cao |
Vận động - VĐCB: Ném bóng qua dây -TC: Vào rừng chơi |
Vận động - VĐCB: Bật qua vạch kẻ (Lần 1). - TC: Tung bóng lên cao |
Thứ 3 | Nhận biết Lễ hội mùa xuân |
Nhận biết Những chiếc lá xinh |
Nhận biết Củ cà rốt |
Nhận biết Trời mưa |
|
Thứ 4 | Thơ: - Bánh chưng (Sưu tầm) |
Truyện: - Chiếc áo mùa xuân |
Thơ: -Củ cà rốt (Tác giả: Phạm Hổ). |
Truyện: - Chú đỗ con |
|
Thứ 5 | Tạo hình: - Tô màu lá cây (Tr9-Vở Bé tập tạo hình) |
Tạo hình: - Vẽ mặt trời và hoa (Tr16-Vở Bé tập tạo hình) |
Tạo hình: - Tô màu quả cà chua (Vở bé tập tạo hình- trang 8). |
Tạo hình: - Vẽ mưa (Tr13-Vở Bé tập tạo hình |
|
Thứ 6 | Âm nhạc: - NDTT:DH: Mùa xuân đến rồi ( Tác giả: Phạm Thị Sửu) - NDKH: TC: Nghe âm thanh của 2 nhạc cụ khác nhau |
Âm nhạc: - NDTT: NH: Ra chơi vườn hoa - NDKH:TC: Nghe âm thanh của 2 nhạc cụ |
Âm nhạc: - NDTT: DH: Quả - TCÂN: Nhún theo điệu nhạc |
Âm nhạc: - NDTT: NH: Cho tôi đi làm mưa với - NDKH: TC vỗ tay to-nhỏ |
|
Hoạt động ngoài trời | * Hoạt động có chủ đích: - Quan sát một sốloại hoa xung quanh sân trường, chơi tự chọn. - Quan sát tên gọi,đặc điểm nổi bật của một số loại cây,hoa,quả,rau, thời tiết...quen thuộc - Chơi các trò chơi dân gian,giao lưu với các bạn lớp D2. *TCVĐ: -Chi chi chành chành, Tập tầm vông, Nu na nu nống, chơi đồ chơi ngoài trời * Chơi tự do theo ý thích, chơi với đồ chơi các cô đã chuẩn bị sẵn như: Vòng, bóng, vợt, hộp thả bóng, bóng nhựa to- nhỏ…. * Lao động vệ sinh cùng cô: - Trẻ tham gia lao động vệ sinh cùng cô: Nhặt rác,chăm sóc cây, lau lá cây. |
||||
Hoạt động góc | - Hướng dẫn trẻ biết thao tác vai chơi, nhập đúng vai, hợp tác, giao lưu với các bạn khi cần. * Tuần 1: Góc trọng tâm – Góc âm nhạc: + TBBS: Đàn nhạc bài hát:Sắp đến tết rồi,mùa xuân đến rồi,bạn ơi có biết, cho tôi đi làm mưa với... Dụng cụ âm nhạc: Xắc xô, mõ dừa, míc,… Trang phục: Áo dài, váy,cành đào,cành mai.. + KN: Trẻ biết múa hát các bài hát vui vẻ, tự nhiên. Trẻ biết sử dụng dụng cụ âm nhạc vào bài hát. Trẻ mặc trang phục đẹp và biểu diễn tự tin. * Tuần 2: Góc trọng tâm – Góc hoạt động với đồ vật: + TBBS: Hoa màu xanh, hoa màu đỏ, dây xâu, kí hiệu, rổ đựng. + KN: Trẻ biết hoa màu xanh, hoa màu đỏ. Trẻ biết dùng dây xâu xâu hoa xen kẽ 1 xanh 1 đỏ. Trẻ xâu hoa xong cho trẻ trang trí lớp, làm đồ chơi. * Tuần 3: Góc trọng tâm – Góc chăm em: + TBBS: Hình ảnh bé chăm em, búp bê, gấu bông, giường, bộ nấu ăn, xô chậu,…. + KN: Trẻ biết chăm em Trẻ biết tắm cho em, cho em ăn, ru em ngủ, chơi với em *Tuần4: Góc trọng tâm – Góc sách của bé: + Xem sách tranh ảnh về một số lễ hội mùa xuân: Rước kiệu, Du xuân, Đấu vật... + Xem tranh ảnh về một số trò chơi dân gian trong lễ hội mùa xuân. + Xem tranh thơ, truyện: Hoa đào, Mưa, Chú Đỗ con, bắp cải xanh... + TBBS: Tranh ảnh về loại rau, củ, quả… + Đồ tạo hình: Lá cây khô, keo sữa, bông hoa, băng dính… + KN: Trẻ biết xem tranh ảnh rau, củ, quả, trẻ gọi tên các đồ vật có trong tranh. - Hiểu nội dung truyện ngắn đơn giản: trả lời được các câu hỏi về tên truyện, tên và hành động của các nhân vật. - Nghe, cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của câu thơ và ngữ điệu của lời nói.(MT28). |
||||
Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh | - Tập luyện nề nếp thói quen tốt trong sinh hoạt: Ăn chín,uống sôi.Rửa tay trước khi ăn,lau mặt,xúc miệng, uống nước sau khi ăn,vứt rác đúng nơi quy định. + Mời cô, mời bạn khi ăn và ăn phải biết nhai cơm. +Không đùa nghịch , không làm rơi vãi cơm thức ăn. + Ăn cơm và nhiều loại thức ăn khác nhau. - Hướng dẫn trẻ buồn đi vệ sinh đúng quy định. - Hướng dẫn trẻ sử dụng đồ dùng phục vụ ăn uống :Lấy nước uống, tự xúc ăn, cài cúc áo, đi vệ sinh.... - Hướng dẫn trẻ ăn nhiều rau xanh. - Hướng dẫn trẻ biết lấy ghế ngồi vào bàn ăn, biết sử dụng bát thìa. - Rèn trẻ nếp ngủ trưa, cho trẻ nghe một số bài hát ru, những bản nhạc nhẹ nhàng không lời. |
||||
Hoạt động chiều | - Hát 1 số bài hát chào mừng ngày tết Nguyên Đán:Sắp đến tết rồi, mùa xuân đến rồi,bạn ơi có biết, cho tôi đi làm mưa với,.. - Nhận biết 1 số vật dụng nguy hiểm, những nơi nguy hiểm: bếp đang đun phích nước nóng, bàn là...không được phép sờ vào hoặc đến gần -Biểu lộ sự thân thiện với một số con vật quen thuộc/gần gũi: bắt chước tiếng kêu, gọi. (MT 39) - Thơ :Cây đào, mưa, bắp cải xanh, cây dây leo… - Truyện: Cây táo, chú đỗ con, sự tích bánh chưng… - Chơi các trò chơi dân gian: Nu na nu nống, kéo cưa lừa xẻ, Chi chi chành chành. - Chơi theo ý thích: Xem sách, xâu vòng, chơi đồ chơi xếp hình các khối - Chơi tự do tại các góc |
||||
Tác giả: Mầm non Ánh Dương
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn